Những giải pháp chống lụt thông minh của các quốc gia trên thế giới

    PV,  

    Khi các quốc gia vẫn đang đau đầu với các bài toán chống lụt thì nhiều nơi trên thế giới như Hà Lan, Anh, hay các nước láng giềng Malaysia, Singapore đã nghĩ ra các giải pháp thông minh để tháo gỡ tình thế này.

    Nắng mưa là chuyện của trời; từ bao đời này, người ta vẫn biết cái quy luật đó để sống chung cùng thiên nhiên. Tuy nhiên, khi chuyện nắng mưa đi quá giới hạn của con người với tình trạng lụt lội và hạn hán diễn ra thường xuyên thì không quốc gia nào có thể làm ngơ trước bài toán ngập lụt nan giải.

    Trong khi nhiều đất nước vẫn đang loay hoay với những câu chuyện lụt lội mà cứ đến mùa mưa là cả thành phố lại than trời vì nước ngập lênh láng thì tại một số quốc gia, hàng trăm năm kinh nghiệm chống lũ có thể khiến họ thảnh thơi ngắm mưa rơi. Lũ cứ dâng, nước cứ chảy còn ngập đâu đã có đê kè, hồ chứa nước lo!

    Vậy câu chuyện lụt lội ở các quốc gia đang diễn ra như thế nào?

     Mỗi năm mỗi mùa, người dân tại nhiều nước lại canh cánh nỗi lo ngập lụt.

    Mỗi năm mỗi mùa, người dân tại nhiều nước lại canh cánh nỗi lo ngập lụt.

    Malaysia: Đường hầm "2 trong 1"

    Thủ đô Kuala Lumpur gần với nơi hợp lưu của 2 dòng sông lớn tại Malaysia nên hàng năm, người dân thành phố hiện đại bậc nhất Đông Nam Á này cũng phải kêu trời vì lụt.

    Tuy nhiên, một trong những giải pháp thông minh có một không hai đã được triển khai tại thành phố này là xây dựng một đường hầm "2 trong 1", vừa dùng để thoát lũ và phục vụ giao thông.

    Trong điều kiện thời tiết bình thường, đường hầm sẽ được sử dụng như hầm đường bộ bình thường cho xe cộ qua lại. Tuy nhiên, khi nước sông tràn bờ, nó sẽ được chuyển thành một kênh thoát lũ ngay bên dưới những con đường, giúp cho các con đường phía trên không bị ngập.

     Lối vào đường hầm đặc biệt tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.

    Lối vào đường hầm đặc biệt tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.

    Với chi phí nửa tỷ USD, đường hầm mang tên SMART dài 9,7km tại thủ đô Kuala Lumpur đã trở thành hầm đường bộ kết hợp thoát lũ đầu tiên trên thế giới. Trên thực tế, việc xây dựng đường hầm này là một thử thách lớn khi địa hình của thủ đô Kuala Lumpur khá phức tạp. Cho tới nay, SMART vẫn là đường hầm dài nhất Đông Nam Á và dài thứ nhì châu Á.

    Từ khi đưa vào hoạt động, đường hầm này đã chứng tỏ tính hiệu quả của mình khi những trận ngập lụt nặng nề đã không còn xảy ra với người dân thủ đô Kuala Lumpur như trước kia.

     Khi thời tiết chuyển xấu với diễn biến mưa bão thất thường, đường hầm này sẽ chuyển thành công trình chống lũ cho thành phố.

    Khi thời tiết chuyển xấu với diễn biến mưa bão thất thường, đường hầm này sẽ chuyển thành công trình chống lũ cho thành phố.

    Hà Lan: Xây kè chắn biển

    Nói đến chống ngập lụt, người ta phong cho Hà Lan cái tên "phù thủy chống ngập". Chẳng phải nói ngoa khi quốc gia nằm dưới mặt nước biển này bao thập kỷ nay không còn phải chịu đựng những trận ngập lụt hay xâm nhập mặn của Đại Tây Dương.

    Các nước khác đôi khi chỉ phải chống lụt từ các trận mưa lớn hay lũ sông thì Hà Lan còn phải lo không cho biển dâng quá sâu vào đất liền. Để chống ngập hiệu quả, quốc gia này đã triển khai kế hoạch "Delta Work" - một hệ thống đê kè phòng vệ, bảo vệ Hà Lan khỏi bị nước biển dâng. Đây là một trong những hệ thống công trình chống ngập lụt lớn nhất thế giới khi được triển khai từ năm 1954 cho tới những năm 1991.

     Hệ thống đê biển kiên cố là niềm tự hào của người dân Hà Lan.

    Hệ thống đê biển kiên cố là niềm tự hào của người dân Hà Lan.

    Tại Hà Lan, có tất cả khoảng bảy loại đê, kè chuyên dụng cho biển, sông, hồ, kênh đào, hay loại đê khẩn cấp, đê chống bão… được xây dựng phù hợp tùy vào tính năng sử dụng.

    Những công trình đê biển trong dự án Delta Works đã bảo vệ vùng đất phía Tây Nam Hà Lan một cách hiệu quả và kiểm soát được lượng nước trong khu vực. Nhiều khu vực cửa sông có thể được đóng mở để phòng trường hợp nước biển dâng cao quá mức trong những ngày bão.

    Còn trong đất liền, Hà Lan cũng đào nhiều các kênh rạch, sông nhỏ, hồ chứa nước chống ngập, xây dựng các cối xay gió, lắp đặt máy bơm để đảm bảo nước mưa và nước sông được điều tiết hợp lý. Các "khu vực xả nước" cũng được hình thành, đề phòng trường hợp nước sông dâng cao thì sẽ xả nước đảm bảo an toàn cho thành phố.

     Hệ thống kênh rạch của thành phố Amsterdam nhìn từ trên cao.

    Hệ thống kênh rạch của thành phố Amsterdam nhìn từ trên cao.

    Nhật Bản: Các công trình chống ngập dưới lòng đất

    Nếu như với nhiều quốc gia, người ta chọn giải pháp nâng nền để chống ngập thì với Nhật Bản, giải pháp tối ưu được áp dụng là đẩy nước xuống lòng đất.

    Cũng như nhiều thủ đô khác, thành phố Tokyo có lợi thế gần sông tiện cho giao thương và nguồn nước cung cấp cho người dân. Tuy nhiên sau mùa đông tuyết tan, rồi lượng nước mưa ập đến, nỗi lo ngập lụt lại khiến người dân thành phố ngán ngẩm.

    Tuy nhiên, năm 1993, chính phủ Nhật quyết định xây kênh thoát nước ngầm ngoại vi đô thị, hay còn gọi là dự án G. Dự án mất 13 năm để hoàn thành với kinh phí 3 tỷ USD. Công trình này còn được gọi bằng cái tên: điện Pantheon dưới lòng đất.

     Những cột trụ dưới lòng đất khiến người ta gọi công trình này với cái tên điện Pantheon dưới lòng đất.

    Những cột trụ dưới lòng đất khiến người ta gọi công trình này với cái tên điện Pantheon dưới lòng đất.

    Công trình vĩ đại này gồm 5 trụ chứa cao 75m, rộng 32m được nối với nhau bằng đường ống dài 6,3km, đường kính 10m và nằm sâu dưới mặt đất 50m. Đường ống này sẽ dấn một bể chứa nước khổng lồ cao 25m, dài 177m, rộng 78m – rộng hơn một sân bóng. Chỉ cần nghe tới kích thước thôi là người ta đã choáng với quy mô của công trình này.

    Mỗi khi mưa lớn, nước sẽ được dẫn từ các trụ chứa tới bể chứa khổng lồ. Sau đó, người ta sẽ bơm nước từ bể chứa ra sông Endo với các máy bơm công suất lớn để tránh ngập cho toàn thành phố. Nhờ có hệ thống "điện Pantheon dưới lòng đất", người dân Tokyo và các vùng lân cận đã tránh được các đợt ngập lụt nặng trong những năm qua.

     Đường ống dẫn giúp nước mưa có thể thoát ra hầm chứa khổng lồ rồi đổ vào sông Endo.

    Đường ống dẫn giúp nước mưa có thể thoát ra hầm chứa khổng lồ rồi đổ vào sông Endo.

    Singapore: Hệ thống hồ chứa nước quy mô lớn

    Với các quốc gia như Singapore, việc chống ngập lụt đôi khi khiến đất nước này đau đầu hơn khi vừa phải đảm bảo lụt lội không diễn ra, vừa phải đảm bảo không lãng phí nguồn nước ngọt quý giá đủ cho nhu cầu sử dụng của hơn 6 triệu dân đảo quốc sư tử.

    Chính vì vậy, thay vì sử dụng các biện pháp phức tạp, Singapore đã triển khai xây dựng các hồ dự trữ nước trên khắp đất nước để vừa có thể chống ngập, vừa có nguồn nước ngọt cho người dân. Nghe chừng có vẻ đơn giản nhưng 17 hồ chứa nước tại Singapore đang chứng tỏ hiệu quả chống lụt rõ rệt của nó.

    Đáng kể nhất trong các công trình chống ngập tại Singapore phải kể tới hồ chứa và đập chắn nước Marina. Công trình hồ chứa nước Marina có tổng chi phí lên tới 135 triệu USD và là hồ chứa nước lớn nhất tại Singapore. Với hệ thống đê chắn, nó không chỉ giúp ngăn nước biển xâm nhập, làm hồ chứa nước khi ngập xảy ra mà còn giúp dự trữ nước biển cho toàn thành phố.

     Hồ và đập chắn nước Marina là công trình chống lụt quan trọng của đất nước Singapore.

    Hồ và đập chắn nước Marina là công trình chống lụt quan trọng của đất nước Singapore.

    Theo Trí Thức Trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ