Các hãng công nghệ lớn khác đã thất bại trong việc theo dõi sức khoẻ người dùng, nhưng Apple thì không

    KON,  

    Trong tuần này, Apple đã khuấy đảo giới chăm sóc sức khoẻ khi thông báo rằng công ty sẽ cho ra mắt Apple Health, một tính năng mới với khả năng tương tác với các hồ sơ y tế điện tử tại nhiều bệnh viện.

    Trong 2 năm trở lại đây, Apple đã thực hiện nhiều động thái ngầm để tăng cường các nỗ lực phát triển ứng dụng chăm sóc sức khoẻ, kể từ năm 2016, khi mà hãng đã mua lại một startup chuyên về sức khoẻ cá nhân mang tên Gliimpse Health.

    Sau khi có thông báo, cộng đồng Twitter đã rất hứng khởi khi thấy rằng công ty đang muốn thúc đẩy tương tác với sức khoẻ người dùng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hoài nghi về động thái này, cho rằng nhiều công ty công nghệ lớn như Microsoft và Google cũng đã cố gắng và đã thất bại trong việc triển khai ý tưởng thành lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ người dùng cá nhân.

    Sự cam kết của Apple có thể sẽ thay đổi ngành công nghiệp chăm sóc sức khoẻ. Thậm chí, một ngày nào đó, khi nhìn lại ngày này, có lẽ nó sẽ được coi như một dấu mốc quan trọng trong lịch sử của thị trường chăm sóc sức khoẻ.

    Trong thời gian gần đây, cảnh quan công nghệ y tế đã thay đổi đáng kể.

    10 năm trước, khi mà Microsoft và Google đang cạnh tranh khốc liệt để thuyết phục người dùng lập một hồ sơ sức khoẻ cá nhân, cơ sở hạ tầng cơ bản vẫn chưa cho phép tích hợp ý tưởng này. Vào năm 2007, dưới một phần ba các bác sĩ và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sử dụng hồ sơ y tế điện tử.

    2 năm sau đó, sau khi thông qua Đạo luật HITECH, một dấu mốc quan trọng khác của ngành chăm sóc sức khoẻ, ngày càng có nhiều bệnh viện áp dụng rộng rãi công nghệ theo dõi sức khoẻ cá nhân EMR. Nếu như không có các biện pháp bắt buộc và các động lực kèm theo để theo dõi dữ liệu y tế dưới dạng số, việc phát triển một hệ thống theo dõi sức khoẻ cá nhân sẽ trở nên vô ích. Thêm vào đó, có rất ít các tiêu chuẩn về thông tin sức khoẻ người dùng, và vì thế kể cả khi bạn có dữ liệu về sức khoẻ, có một thách thức rất lớn trong việc chia sẻ dữ liệu đó, kể cả cho bệnh nhân.

    Sự xuất hiện của Apple đã làm thay đổi cục diện

    Một thiết bị công nghệ quan trọng đã xuất hiện trước đây một thập kỉ, chiếc iPhone, đã trở thành một mảnh ghép không thể thiếu trong ngành công nghiệp y tế.

    Đa số chúng ta đều yêu quý chiếc iPhone, với bằng chứng là chúng ta dành rất nhiều thời gian sử dụng chiếc smartphone này. Một nghiên cứu gần đây cho thấy người tiêu dùng Mỹ trung bình bỏ ra 5 tiếng mỗi ngày trên thiết bị di động cá nhân. Với lượng người sử dụng khổng lồ, Apple có nhiều lí do chính đáng để đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu khi đưa ra các ứng dụng sức khoẻ cá nhân.

    Những người hoài nghi về tiềm năng của Apple có thể cho rằng công ty sẽ vấp phải một lối mòn, đó là tìm ra cách nào để khiến cho người sử dụng phải quan tâm đến sức khoẻ của mình hơn.

    Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi. Với sự gia tăng giá thành của các dịch vụ y tế, người tiêu dùng ngày càng phải trả nhiều tiền để chăm sóc sức khoẻ hơn. Khi mà người tiêu dùng phải chi trả nhiều tiền cho y tế hơn, họ sẽ chủ động hơn trong việc quyết định cho các khoản chi tiêu. Và đó có thể sẽ là động lực để họ bắt đầu quan tâm đến dữ liệu sức khoẻ cá nhân hơn.

    Thêm vào đó, sự lôi cuốn của phương pháp tiếp cận của Apple nằm ở chỗ, hãng rất cởi mở trong việc cho phép các nhà phát triển sử dụng phần mềm và dịch vụ của mình để xây dựng các ứng dụng cho người tiêu dùng, và cho phép người tiêu dùng cung cấp dữ liệu cho các ứng dụng đó. Trong tương lai, có thể mô hình này sẽ xuất hiện trong ngành chăm sóc sức khoẻ, và khi đó, người tiêu dùng có thể cung cấp hồ sơ sức khoẻ cá nhân cho các ứng dụng để có thể nhận lại được một trải nghiệm sản phẩm được cá nhân hoá và hấp dẫn hơn.

    Hiện nay, khi mà ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng điện thoại để mua sắm, dường như chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ trên các thiết bị này vẫn còn ít. Song, với sự xuất hiện của Apple, có thể cục diện sẽ thay đổi.

    Tham khảo CNBC

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày