Các nhà khảo cổ phát hiện 3.000 năm trước con người đã sở hữu vật liệu chống ăn mòn

    Đức Khương,  

    Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, một số xác ướp được tìm thấy ở Ai Cập còn gần như nguyên vẹn, mới đây các nhà khảo cổ đã phát hiện ra rằng người Ai Cập thời cổ đại đã sử dụng một nguyên liệu quý làm vật liệu chống ăn mòn.

    Các nhà khảo cổ học Mỹ đã vô tình phát hiện ra một ngôi mộ mới ở Thung lũng các vị vua, đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ phát hiện ra một ngôi mộ mới kể từ khi ngôi mộ của pharaoh Ai Cập cổ đại Tutankhamun được phát hiện vào năm 1922.

    Điều này đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà kho học, khảo cổ học cũng như nghiên cứu lịch sử trên toàn thế giới. Ngôi cổ mộ mới phát hiện này được đánh số là KV63 - sắp xếp theo thứ tự thời gian trong đó các ngôi mộ được tìm thấy.

    Các nhà khảo cổ phát hiện 3.000 năm trước con người đã sở hữu vật liệu chống ăn mòn - Ảnh 1.

    Trước sự ngạc nhiên của các nhà khảo cổ, ngôi mộ này nằm cách lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun không xa nhưng nó lại không hề được phát hiện ra trong suốt thời gian qua.

    Trong ngôi mộ, các nhà khảo cổ tìm thấy 7 chiếc quan tài bằng gỗ hình người với mặt nạ tang lễ được phủ màu, 5 chiếc quách bằng đá mạ vàng và 28 chum đất sét trắng kín.

    Sau khi xem xét những họa tiết và hoa văn con dấu trên những chiếc chum bằng đất sét, các nhà khảo cổ cho rằng đây là lăng mộ của một vị Pharaoh của triều đại thứ 18 ở Ai Cập, cách đây hơn 3.000 năm, đây được xem là triều đại đầu tiên của Vương quốc Ai Cập mới, tồn tại khoảng 200 năm.

    Khi khám phá bên trong lăng mộ, các nhà khảo cổ phát hiện những chiếc quan tài bằng gỗ đã bị mối mọt phá hủy, để tránh thiệt hại trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã phải dùng những phương pháp mở thủ công để tiến hành mở chúng ra, phải mất vài tháng để có thể mở 6 chiếc quan tài đó.

    Nhưng thật lạ lùng, khi mở chúng ra, bên trong đó hoàn toàn không hề có xác ướp, thay vào đó là một số lượng lớn các mảnh vỡ đồ gốm và vải lanh để quấn cơ thể xác ướp.

    Sau đó, Zach Hawas -Tổng thư ký Hội đồng quản lý di tích văn hóa cổ đại Ai Cập, cùng với các đồng sự của ông quyết định đi vào bên trong lăng mộ và mở chiếc quan tài bằng gỗ có hình người cuối cùng.

    Các nhà khảo cổ phát hiện 3.000 năm trước con người đã sở hữu vật liệu chống ăn mòn - Ảnh 2.

    Trong ngôi mộ, các nhà khảo cổ tìm thấy 7 chiếc quan tài bằng gỗ hình người với mặt nạ tang lễ được phủ màu, 5 chiếc quách bằng đá mạ vàng và 28 chum đất sét trắng kín.

    Tất cả họ đều nghĩ nhất định bên trong sẽ là xác ướp, nhưng không, lần này họ lại nhầm, bên trong đó không hề có xác ướp, bên trong đó hoàn toàn là những sợi dây chuyền được dùng để trang trí xác chết được phủ những chất liệu được cho là chất liệu chống ăn mòn của người Ai Cập cổ đại.

    Phát hiện bất ngờ này có thể chính là chìa khóa để giải thích về kĩ thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại. Nadia Lokma - người đứng đầu nghiên cứu khảo cổ học thuộc Bảo tàng Cairo cho biết: "Phát hiện này còn có giá trị hơn cả việc tìm ra những xác ướp, điều này sẽ thay đổi cái nhìn của các nhà khoa học và nghiên cứu lịch sử về quá trình ướp xác của người Ai Cập trước đó".

    "Chúng ta có thể sử dụng chúng để biết loại cây và thảo dược nào được người Ai Cập cổ đại sử dụng để bảo quản xác ướp, cách xử lý và trang trí cơ thể cũng như cách sử dụng chất bảo quản. Phát hiện này sẽ là một cải tiến lớn cả về khảo cổ học và trong lịch sử", Nadia Lokma nói thêm.

    Các nhà khảo cổ phát hiện 3.000 năm trước con người đã sở hữu vật liệu chống ăn mòn - Ảnh 3.

    Ngoài ra các nhà khảo cổ còn nghiên cứu thêm về chữ tượng hình xuất hiện trong lăng mộ, và một khi nghiên cứu này được hoàn thành, chắc chắn nó sẽ cung cấp cho các nhà sử học bằng chứng mới để nghiên cứu về thời kỳ đó.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ