Các nhà khoa học dành ra một tháng để "dọa nạt" cá trong bể, nhằm chứng minh chúng có tính cách riêng biệt

    Dink,  

    May mà họ thành công, nếu không những con cá kia đã phải chịu đựng khổ sở vô cớ.

    Ấy là mùa xuân năm 2015, con cá nước ngọt khốn khổ kia có lẽ là trải qua khoảng thời gian tồi tệ nhất cuộc đời nó:

    Nó đang tung tăng bơi trong một bể lớn với vài “người” bạn thân. Nhiều ngày sống trong cảnh tù, nhưng thức ăn vẫn cứ rơi từ trên trời xuống một cách dồi dào. Cuộc sống chẳng có điều gì phải cằn nhằn.

    Và rồi một ngày, tai họa cũng giáng từ trên trời xuống! Nó bị một cái lưới khổng lồ (so với kích cỡ người nó) vớt lên, ném vào một cái bể nước xa lạ và lạnh lẽo. Cô đơn, nó bơi giữa bốn bức tường kính trong ngạc nhiên và sợ hãi. Dần cũng quen, cái nhà tù mới này dù không có bạn, nhưng cũng chẳng khác gì nơi ở cũ.

    Tai họa nối tiếp tai họa, một cái mỏ khổng lồ (so với kích cỡ người nó) mổ xuống liên tục, nước bắn tung tóe. Nó không biết làm gì ngoài ngồi xó chờ chết. Nhưng rồi thảm họa ấy đi qua, chiếc mỏ ấy không quay lại. Đột nhiên nó được vớt lên, trả về chốn cũ, nơi có những người bạn cũ và thức ăn từ trên trời rơi xuống.

    Nhưng quãng thời gian hạnh phúc ấy chỉ kéo dài có ba ngày thôi. Cái lưới định mệnh lại quay trở lại, mang nó tới cái bể lạnh lẽo với cái mỏ chim chờ chực kia. Cứ thế, thảm họa ấy đến với con cá nước ngọt tội nghiệp liên tục trong một tháng.

    Đó là thử nghiệm được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu “rảnh việc” tại Trung tâm Bảo tồn và Sinh thái học tại Đại học Exeter, Anh và Trường Sinh học và Hải dương học thuộc Đại học Plymouth, cũng tại Anh.

    Theo báo cáo khoa học họ vừa đăng tải hồi đầu tuần, thì những con cá được thử nghiệm có những phản ứng trước căng thẳng khác nhau, kể cả khi bị cái mỏ chim giả gõ xuống hay có sự xuất hiện của một con cá săn mồi cách chúng một lớp kính.

     Tom Houslay.

    Tom Houslay.

    Một số con bơi đi thẳng đi tìm chỗ nấp”, Tom Houslay, nhà sinh vật học chỉ đạo nghiên cứu này cho hay. “Một số con dừng bơi, có lẽ là mong rằng kẻ săn mồi không nhìn thấy chúng. Có vài con bơi sang bên và lên xuống liên tục nhằm trốn thoát”.

    Nhà ai có bể cá thì cũng có thể thấy được cảnh tượng này. Nhưng những nhà nghiên cứu khoa học lại không chỉ ngắm cá như chúng ta đâu.

    Họ bơm vào dưới lớp vảy của cá một loại nhựa màu, chia thành nhiều loại riêng biệt. Những con cá này đều đã được nuôi trong khuôn viên hai trường đại học. Họ quay phim lại, căn thời gian và phân tích hành động của từng con cá với hai mối nguy hiểm – hai nguồn gây stress với những con cá nhỏ.

    Bằng việc đo đạc khoảng thời gian từng con cá trốn, đứng im trogn sợ hãi hoặc bơi loạn lên vì hoảng, các nhà nghiên cứu sẽ xác định được xem liệu có những con cá hèn nhát, và liệu có những con cá dũng cảm hơn chút hay không. Kết quả là có: có con cá dũng cảm hơn, mà cũng có con ngày càng sợ hãi ra mặt.

    Chúng tôi tìm hiểu những kế hoạch phức tạp; phức tạp hơn chúng tôi tưởng”, Hously nói với phóng viên Washington Post. “Thử nghiệm đem lại nhiều kết quả không ngẫu nhiên. Có một điều gì đó có ý nghĩa hơn nằm trong thí nghiệm này”. Lũ cá kia, dù được nuôi lớn cùng nhau trong một môi trường bể, chúng vẫn phát triển những yếu tố tính cách riêng biệt.

    Dù không phức tạp như con người chúng ta, nhưng mỗi con cá là một cá thể riêng biệt với tính cách khác nhau. Và đây là một điểm đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu về tiến hóa.

    Từ lâu, các nhà khoa học đã nhận thấy những tính cách khác biệt của từng cá thể ở các loài động vật rồi, từ chim chickadee cho tới loài tôm. Nhưng tính cách của loài cá nhỏ nói chúng thì chưa được nghiên cứu kĩ. Loài cá này nói riêng là một chủ thể cực kì thú vị trong việc nghiên cứu chu trình tiến hóa, bởi cộng đồng cá này trưởng thành (nghĩa bóng, chúng “già dặn, có kinh nghiệm hơn”) được rất nhanh, tùy thuộc vào môi trường sống của chúng có loài săn mồi nào.

    Giờ thì họ đã xác định được rằng những con cá con này có tính cách, tiếp theo sẽ là xem những đặc tính này có di truyền không. Vậy là trong tương lai, toàn bộ con cháu những con cá này sẽ phải đối mặt với những bài thử cực kì căng thẳng.

    Biết sao được, phải hi sinh vì khoa học thôi.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ