Các nhà khoa học lần đầu tiên thành công trong việc tạo ra tia laser từ nước và ánh sáng

    Dink,  

    Một tia laser phát ra từ một giọt nước, bạn có tin được không?

    Các nhà khoa học vừa mới chế tạo thành công tia laser làm từ sóng nước đầu tiên trên thế giới và với thử nghiệm này, họ đã chứng minh được tia laser có thể được tạo nên từ sự tiếp xúc giữa ánh sáng và nước.

    Tia laser mới này có thể được điều khiển cực kì dễ dàng và nó sẽ cho phép các nhà khoa học áp dụng nó lên những phòng thí nghiệp nằm trên chip điện tử, để ta có thể nghiên cứu những tế bào hiển vi và thử nghiệm các loại thuốc dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.

    Vậy laser sóng nước là gì?

    Để tạo ra ánh sáng laser bình thường, một bước sóng duy nhất của ánh sáng, có tên gọi là ánh sáng đơn sắc sẽ được phát ra và tụ hội lại tại một điểm duy nhất. Khi đó, ta sẽ có được một tia sáng tập trung, chiếu được một khoảng cách xa, khác với những ánh sáng phát rộng ra như đèn pin.

    Một tia laser thông thường có thể được tạo ra khi electron trong nguyên tử bị kích thích bởi năng lượng đến từ một nguồn ngoài, chúng sẽ phát xạ dưới dạng ánh sáng laser”, đội ngũ nghiên cứu từ Viện Công nghệ Technion-Israel nói.

    Vậy làm thế nào mà họ tạo ra được ánh sáng laser từ sóng nước?

    Theo như những gì đội ngũ trên nói, lý do chính giải thích cho việc sóng nước chưa bao giờ được khai thác như là một nguồn phát tia laser là vì tần suất dao động của sóng nước trên bề mặt nước thấp hơn sóng ánh sáng rất nhiều. Bởi lẽ đó, sản xuất ánh sáng laser bằng sóng nước sẽ không thực sự hiệu quả.

     Đây là hình mẫu 3D thể hiện dao dộng sóng trên một giọt nước.

    Đây là hình mẫu 3D thể hiện dao dộng sóng trên một giọt nước.

    Để bỏ qua được những dao động thấp đó, các nhà khoa học đã tạo ra một thiết bị sử dụng một sợi cáp quang để đưa ánh sáng vào một giọt hỗn hợp của octan và nước.

    Một chút ánh sáng đưa vào giọt nước kia sẽ tiếp xúc với các sóng nước, dội đi và về liên tục cho tới khi đủ năng lượng để ánh sáng có thể thoát ra khỏi giọt nước.

    Tác động giữa ánh sáng từ cáp quang và những rung động hiển vi trên bề mặt giọt nước kia có thể mô tả như tiếng vọng vậy”, đội ngũ nghiên cứu nói. “Những sóng âm dội vào bề mặt rắn sẽ khiến cho tiếng động có thể được nghe thấy vang vọng”. Sóng ánh sáng trên giọt nước kia cũng vậy.

    Và để tăng hiệu ứng tương tự tiếng vang kia xảy ra, các nhà nghiên cứu cũng sử dụng một vật chất trong suốt và có tính rung cao, để khiến cho sự tiếp xúc giữa ánh sáng và giọt nước trở nên mạnh mẽ hơn.

    Điều tuyệt vời nhất trong thử nghiệm này là ánh sáng từ cáp quang có đủ khả năng có thể bóp méo được giọt nước. Nói cách khác, ánh sáng cũng vẫn có đủ sức mạnh để khiến cho thứ chất lỏng kia thay đổi hình dạng.

    Việc thực hiện trên nền nước có thể biến dạng dễ dàng (dù chỉ biến dạng chút ít) khiến nó dễ điều khiển hơn các thiết bị quang cơ học rất nhiều lần. Và chính sự biến dạng này cho phép ta có một tia laser có thể được điều khiển một cách dễ dàng, và điều đó đồng nghĩa với việc ta sẽ thực hiện các nghiên cứu dễ dàng hơn.

    Tham khảo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ