Các nhà khoa học muốn bảo vệ Trái Đất khỏi bão Mặt Trời bằng nam châm khổng lồ

    Bảo Nhi,  

    Để bảo vệ Trái đất, các nhà khoa học nghĩ ra ý tưởng "điên rồ" là đặt một khối nam châm khổng lồ trong không gian ở khoảng giữa hành tinh Mẹ của chúng ta và Mặt trời.

    Một vụ phun trào trên Mặt Trời, hay bão Mặt Trời có thể phóng ra những luồng bức xạ có tính sát thương cực mạnh và đủ sức lan toả đến Trái Đất cách đó 149,6 triệu km.

    Nhiều nhà khoa học nghĩ rằng Mặt Trời nhiều khả năng sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với con người trong tương lai. Mặt Trời đem lại sự sống cho vạn vật trên Trái đất, nhưng chỉ cần 1 lần xảy ra siêu bão, nó cũng có thể đem lại sự diệt vong cho tất cả chúng ta. Hiện nay, một nghiên cứu ở đại học Harvard phỏng đoán rằng một hiểm hoạ như thế có thể ập vào Trái đất vào thế kỷ tiếp theo.

     Bão mặt trời hiện đang là nỗi trăn trở chung của nhiều nhà khoa học.

    Bão mặt trời hiện đang là nỗi trăn trở chung của nhiều nhà khoa học.

    Hiện tượng bão Mặt Trời không còn được xem là ‘’có thể xảy ra’’ nữa, mà là ‘’chừng nào xảy ra?’’

    Hiện tượng bão Mặt trời vẫn thường xuyên xảy ra, nhưng chúng không phải lúc nào cũng gây ảnh hưởng đến Trái đất. Cách đây 150 năm, siêu bão (còn được gọi là Sự kiện Carrington) đã tạo ra hiện tượng cực quang kỳ lạ, khiến những nơi xa phía Nam như Cuba và Hawaii bỗng dưng có nền trời đầy màu sắc rực rỡ.

    Nhưng thật sự thì chẳng tuyệt vời tí nào đối với những người gõ điện tín khi chẳng may bị điện giật vì sự cố và máy móc của họ đồng loạt bốc cháy. Nếu Sự kiện Carrington xảy ra vào thời nay, thiết bị điện tử sẽ hoàn toàn bị tê liệt, và rất có thể dẫn đến sự diệt vong của công nghệ.

     Phác họa của Richard Carrington về Sự kiện Carrington.

    Phác họa của Richard Carrington về Sự kiện Carrington.

    Trước hiện tượng thiên văn nguy hiểm này, chúng ta nên đặt nhiều hy vọng vào ý tưởng mới của các nhà nghiên cứu: đặt một nam châm khổng lồ giữa Trái đất và Mặt trời để bảo vệ mạng sống nhân loại. Sáng kiến này thuộc về Avi Loeb và Manasvi Lingam đến từ trường đại học Harvard.

    Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy, các đợt bão Mặt trời mạnh nhất sẽ xuất hiện khoảng 20 triệu năm một lần. Chúng ta nên cảm thấy may mắn khi những lần bão Mặt trời đổ bộ vào Trái đất hiện nay chỉ có khả năng làm mất sóng di động một lúc. Vì thực tế, sức công phá lớn nhất của nó là phá huỷ toàn bộ tầng ozon và thậm chí làm hỏng cấu trúc DNA của hầu hết các sinh vật sống. Trái đất, mà chúng ta vẫn thường biết đến, sẽ bị thay đổi mãi mãi.

    Một cơn bão Mặt trời chắc chắn sẽ xảy ra sớm thôi, nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng chúng ta nên chuẩn bị đón nhận một hiện tượng tương tự Sự kiện Carrington. Đó có thể là một cơn siêu bão sẽ phá huỷ hệ thống điện lực, vệ tinh và gây ra nhiều hệ luỵ trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Trên thực tế, vào năm 2012, NASA tiết lộ chúng ta đã từng may mắn tránh được một trận bão Mặt trời có sức công phá mạnh tương đương với Sự kiện Carrington. Nếu lúc đó cơn bão này thật sự tấn công hành tinh này, tổn thất kinh tế toàn cầu sẽ lên tới 2,6 nghìn tỷ USD (59 tỷ tỷ VND) và mất từ 4 – 10 năm mới có thể phục hồi.

    Giải pháp? Nam châm khổng lồ đặt trong vũ trụ.

    Để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, Loeb và Lingam đã đề xuất một nam châm lệch từ, dưới hình dạng là một vòng dây điện khổng lồ, có thể đặt nằm giữa Trái đất và Mặt trời. Nếu xảy ra hiện tượng bão Mặt trời, nam châm điện có vai trò như một tấm chắn để đẩy lùi các hạt bức xạ độc hại.

     Nam châm khổng lồ có thể bảo vệ Trái đất khỏi bão Mặt trời.

    Nam châm khổng lồ có thể bảo vệ Trái đất khỏi bão Mặt trời.

    "Ý tưởng cơ bản chính là đặt một vòng nam châm giữa Mặt trời và Trái đất, với mục đích tạo ra đủ từ trường để làm lệch các hạt tích điện của Mặt trời", Lingam nói. "Tấm chắn nam châm khổng lồ dường như là một ý tưởng có thể thực hiện được, ngay cả khi trình độ công nghệ của chúng tôi vẫn còn hạn chế, và chắc chắn sẽ tốn rất nhiều chi phí để hoàn thành.’’

    Nhưng thực tế thì đây là một dự án cực kỳ ‘khó nuốt’. Theo tính toán, nam châm sẽ nặng khoảng 100.000 tấn và sẽ tốn khoảng 100 tỷ USD (2.2 triệu tỷ VND) nếu thực hiện ở Trạm Vũ trụ Quốc tế.

    Greg Laughlin, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Yale nêu ý kiến: "Tôi nghĩ rằng việc chuyển hướng nguồn lực để xây dựng một nam châm khổng lồ trong vũ trụ là một quyết định đầu tư không hề hiệu quả. Nhưng nếu nghĩ đến những tác hại của bức xạ Mặt trời, chúng ta sẽ cảm thấy số tiền bỏ ra cho dự án này là hoàn toàn xứng đáng."

    Loeb nói: "Trước khi bỏ ra 100 tỷ USD cho xây dựng nam châm ngoài không gian, có nhiều thứ chúng tôi có thể tiến hành dưới mặt đất, chẳng hạn như tìm cách bảo vệ loại đồ nghề dễ vỡ này, có thể là xây thêm mái chắn, đặt nó dưới lòng đất hoặc chuẩn bị nhiều kế hoạch dự phòng. Việc này sẽ được đem ra thảo luận quốc tế, tương tự như hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu."

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ