Các nhà khoa học sử dụng phương pháp in 3D tạo ra tế bào cơ thể người và để chúng phát triển bên trong những chú chuột sống

    htpl,  

    Tiến thêm một bước trong việc hoàn thiện công nghệ in 3D các bộ phận cơ thể người, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng những tế bào sụn ở người tạo ra bởi công nghệ in sinh học hoàn toàn có thể phát triển bên trong một sơ thể sống.

    Có thể coi đây là bước ngoặt mới trong y học khi các nhà nghiên cứu tại Đại Học Công nghệ Chalmers, Thụy Điển thành công trong việc cấy ghép tế bào sụn nhân tạo vào một cơ thể sống. Những tế bào này được “in” ra bởi các máy in 3D sinh học của công ty CellInk’s Inkredible ở Thụy Điển.

    “Công việc của chúng tôi bao gồm việc ‘in’ các tế bào gốc và tế bào sụn của người ra nhằm mục đích thiết kế cấu trúc các mô sụn,” Héctor Martínez, người đứng đầu bộ phận khoa học và công nghệ của CellInk cho biết. “những mô sụn này sau đó được cấy vào trong cơ thể những con chuột thí nghiệm nhằm hỗ trợ nghiên cứu về sự phát triển của chúng.”

    Bản thân việc cấy ghép sử dụng công nghệ in 3D đã không còn lạ lẫm với nhiều người. Tuy nhiên, điều thực sự mới mẻ ở đây là các tế bào sụn nhân tạo hình lưới của người, được bao bọc xung quanh bởi mạch máu, đã phát triển thành công bên trong 1 cơ thể sống. Sau 60 ngày, những gì hình thành nên từ các tế bào trông rất giống với mô sụn. Nó được kích thích phát triển bởi sự thêm vào các tế bào gốc – do đó thúc đẩy việc chia rẽ tế bào.

    “Điều khiến cho dự án nghiên cứu này thú vị nằm vỏn vẹn trong 2 từ: ‘hy vọng’. Chúng tôi mong mỏi cái ngày ta sẽ vượt qua được những hạn chế của các biện pháp phẫu thuật thông thường, tiến gần hơn tới một tương lai khi mà việc cải thiện sức khỏe cho mọi người trên toàn thế giới đã nằm trong tầm tay,” Matteo Amoroso – một nhà tư vấn phẫu thuật nói. “Những kết quả chúng tôi đã đạt được thể hiện một bước tiến nhỏ, góp phần nâng cao tri thức chung trong ngành, và chúng tôi cảm thấy rất vui về sự đóng góp đó của mình.”

    Tiếp đó, Héctor Martínez cũng lưu ý rằng những nghiên cứu lâm sàng cần phải được thực hiện nhằm đánh giá và kiểm soát sự phát triển của các mô nhân tạo. “Vậy đó, chúng ta cần phải thực sự hiểu hiệu lực cũng như độ an toàn của các mô nhân tạo trước khi đem chúng áp dụng vào thực tiễn,” ông nói thêm.

    Có thể nhiều năm nữa công nghệ này mới được áp dụng lên con người, nhưng dù sao thì tương lai của y học cũng khá lạc quan đó chứ!

    Tham khảo Digitaltrends

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ