Các nhà khoa học thông báo: Chúng ta đang sống trong một khoảng trống khổng lồ, bán kính 1 tỷ năm ánh sáng

    Sến Spiderum,  

    Đây được coi là khoảng trống lớn nhất mà khoa học đã tìm thấy. Nếu vũ trụ được coi là một lát phô mai Thụy Sĩ, thì dải Ngân Hà tồn tại ở một trong số những lỗ thủng trên đó, và chúng ta, những người Trái đất, đang sống rất, rất sâu bên trong miền vô định trống rỗng đó.

    Đó là một giả thuyết được đặt ra bởi các nhà nghiên cứu trường Đại học Wisconsin tại Madison nước Mỹ, thú vị thay đây cũng lại là một bang nổi tiếng nhờ phô mai. Họ đã và đang cố gắng tìm hiểu thêm về khoảng trống khổng lồ trong khu dân cư của chúng ta trong vài năm gần đây. Năm 2013, một nghiên cứu đã tìm thấy rằng khu vực xung quanh thiên hà của chúng ta trên thực tế lại có ít thiên hà, ít ngôi sao và ít hành tinh hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Giờ đây, một nghiên cứu mới, hiện đang được trình bày tại một cuộc họp của Hiệp Hội Thiên văn Học Mỹ tại Austin, Texas, đã đưa ra thêm các bằng chứng mới để đóng góp cho giả thuyết này.

    Nếu các nhà nghiên cứu này tiên đoán đúng, thì khoảng trống mà chúng ta vẫn gọi là nhà này sẽ là khoảng trống lớn khủng khiếp nhất mà khoa học đã từng thấy, với bán kính rộng khoảng 1 tỷ năm ánh sáng.

     Có phải chúng ta đang sống trong một khoảng trống khổng lồ?

    Có phải chúng ta đang sống trong một khoảng trống khổng lồ?

    Các nhà vũ trụ học đang nghiên cứu để tìm hiểu những thứ cấu trúc đã hình thành nên vũ trụ của chúng ta, bao gồm vật chất thường, ví dụ như các thiên hà, các ngôi sao, và các hành tinh, và cả vật chất tối và năng lượng tối nữa. Cả vật chất tối lẫn năng lượng tối đều chưa từng được quan sát một cách trực tiếp, nhưng người ta cho rằng chúng chiếm đến khoảng 95% toàn vũ trụ.

    Các nhà khoa học ban đầu đã nghĩ sẽ phải có nhiều thứ tồn tại trong lỗ phô mai của chúng ta hơn, bởi đó là nguyên lý vũ trụ học, được xây dựng bởi Benjamin Hoscheit, một sinh viên chưa ra trường. Giả thuyết này cho rằng một khu vực bất kỳ nào đó trong vũ trụ sẽ phải có xấp xỉ cùng một lượng vật chất (các hành tinh và ngôi sao) tương đương với một khu vực ngẫu nhiên khác.

    Khi nhận ra rằng các kỹ thuật khác nhau được sử dụng bởi các nhà thiên văn học để đo Hằng số Hubble—con số mô tả tốc độ giãn nở của vũ trụ chúng ta—đã đưa ra rất nhiều kết quả khác nhau, Hoscheit đã nghĩ rằng để giải quyết vấn đề này, chúng ta chỉ cần tồn tại trong một khoảng trống là xong.

    “Đó là một hằng số,” anh nói. “Dù bạn muốn tính toán bằng cách nào đi chăng nữa thì đáp án cuối cùng vẫn phải ra cùng một kết quả”

    Trong một khoảng trống, vật chất ở phía bên ngoài sẽ có lực hấp dẫn lớn hơn, qua đó ảnh hưởng lên giá trị Hằng số Hubble khi người ta tính toán bằng việc sử dụng thông số từ các siêu tân tinh. Tuy vậy, nó sẽ không có ảnh hưởng gì nếu người ta sử dụng cách tính toán khác—ví dụ như kỹ thuật sử dụng bức xạ phông vi sóng vũ trụ, những bức xạ này chính là ánh sáng còn lại từ Vụ nổ Lớn. Đây là một trong những cách để nghiên cứu vũ trụ thuở sơ khai.

     Các siêu tân tinh gây ảnh hưởng trong quá trình tính toán hằng số Hubble

    Các siêu tân tinh gây ảnh hưởng trong quá trình tính toán hằng số Hubble

    Theo lời Hoscheit, việc này sẽ cho phép chúng ta đưa ra so sánh, và có thể sẽ giúp chúng ta giải quyết được một số sự khác biệt giữa các phương pháp mà các nhà vũ trụ học sử dụng để đo tốc độ giãn nở của vũ trụ.

    Vậy thì liệu bây giờ chúng ta đã có thể khẳng định một cách quả quyết rằng chúng ta đang sống trong một khu vực không gian trống rỗng khổng lồ chưa?

    Tất nhiên là không rồi, vì đây là khoa học. Tuy nhiên những phát hiện mới này là một phần của một công cuộc nghiên cứu rộng lớn hơn rất nhiều, nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn nữa về cấu trúc của vũ trụ.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ