Các nhà khoa học vừa "hồi sinh" bộ gen vi khuẩn từng gây ra đại dịch khủng khiếp bậc nhất trong lịch sử loài người

    Dink,  

    Nhưng việc nghiên cứu sự tiến hóa ấy giúp ích cho việc tìm ra phương pháp chữa bệnh hiệu quả.

    Vi khuẩn gây nên Cái chết Đen, một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, vẫn một lần nữa gây nên thảm họa cho tới thời hiện đại ngày nay. Năm ngoái, một cuộc bùng phát nhỏ đã giết nhiều người tại bang Colorado, một đợt dịch lớn hơn tại một hòn đảo thuộc Madagascar đã giết chết 40 nạn nhân. Từ những đợt bùng phát đột ngột đó, các nhà vi trùng học vẫn đang cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu loại vi khuẩn Yersinia pestis gây bệnh đã biến đổi qua năm tháng như thế nào.

    May mắn rằng, những phần còn sót lại của các nạn nhân từ thế kỷ trước đã có thể cung cấp các bằng chứng nghiên cứu cho các nhà khoa học. Những phân tích mới đã có thể cho ta thấy cách mà loại bệnh chết người này tiến hóa trong khoảng thời gian 5000 năm.

    Lịch sử của lần đầu tiên bùng phát dịch được gọi là Đại dịch Justinian, tràn qua Đế quốc Đông La Mã vào những năm 541 sau Công nguyên. Vào thời điểm ấy, bệnh dịch này đã lấy đi sinh mạng của 25 triệu người trong khoảng thời gian 225 năm. Gần năm thế kỷ sau, dịch bệnh tương tự đã cướp đi 60% dân số Châu Âu và khi đó, ta mới biết tới nó là Cái chết Đen.

    Hai năm trước, các nhà khoa học đã liên kết hai sự kiện, tiến hành nghiên cứu và chứng minh được rằng loài vi khuẩn đứng sau Đại dịch Justinian cũng là loài đã gây nên đại dịch chết người thời Trung Cổ.

     Vi khuẩn Yersinia pestis.

    Vi khuẩn Yersinia pestis.

    Một đội ngũ các nhà nghiên cứu đã tái tạo lại bộ gen của vi khuẩn Y. pestis chết người ấy, sử dụng mẫu lấy từ những bộ xương người đã chết trong đại dịch năm xưa, được chôn gần Munich.

    Dựa theo nghiên cứu của họ, những chuỗi gen này đã xuất hiện từ đại dịch thời Đông La Mã. Trong cùng nghiên cứu ấy, họ cũng phát hiện ra loại vi khuẩn cổ đại này đã biến đổi gen trong quá trình phát triển,

    Chúng tôi xác nhận được rằng Đại dịch Justinian đã đi tới những nơi xa hơn so với những tài liệu ghi lại vùng miền đã lây nhiễm loại dịch bệnh này, nghiên cứu cho chúng thôi thêm những bằng chứng về lịch sự tiến hóa của loài Yersinia pestis. Điều đó cho phép chúng tôi hiểu hơn được lịch sử của loài khuẩn ấy cũng như chính các sự kiện lịch sử mà có sự hiện diện của chúng”, đồng tác giả nghiên cứu Michal Feldman, một nhà nghiên cứu tại Viện Max Planck và Đại học Tubingen, nói trong một bài phát biểu.

    Những việc biến đổi gen này nằm tại những chuỗi gen nrdE, fadJ và pcp, được đội ngũ nghiên cứu gọi là những gen độc. Theo như những gì họ biết, thì chúng đặc biệt hơn những chuỗi gen của Đại dịch Justinianic, chỉ ra rằng loại vi khuẩn Y. pestis biến đổi khôn lường hơn dự tính.

    Sau khi Y. pestis lây nhiễm lên cơ thể vật chủ, chúng có thể gây nên bệnh dịch hạch, nhiễm trùng máu hây gây nên viêm phổi.

    Ngày nay thì việc điều trị chỉ cần phụ thuộc vào chế độ ăn uống kháng khuẩn, nhưng trong một vài trường hợp, các bệnh nhân không phải lúc nào cũng phát hiện ra triệu chứng của bệnh cho tới khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối.

    Có một điều vẫn làm đau đầu các nhà nghiên cứu, là tại sao Đại dịch Justinian lại im lìm dừng hoạt động một thời gian, rồi hàng thế kỷ sao lại nổi lên mạnh mẽ với những chuỗi gen mới hơn và nguy hiểm không kém.

    Trong một buổi phỏng vấn với CNN, nhà nghiên cứu Michal Feldman đã nêu lên giả thuyết rằng đại dịch bùng phát lần đầu tiên có thể tới từ Trung Quốc, cùng với những thương lái đi qua khắp vùng lục địa Á-Âu. “Bệnh dịch có thể đi cùng người, hoặc bởi những con chuột đi cùng với lượng hàng hóa khổng lồ”.

    Chúng tôi vẫn chưa tìm ra được lý do tại sao Đại dịch Justinian bỗng dưng biến mất”, ông bổ sung. “Việc loài vi khuẩn Y. pestis đã xuất hiện ở cả hai đại dịch, Justinian và Cái chết Đen đã được nhiều cuộc nghiên cứu xác nhận. Nhưng chuỗi gen của chúng ở hai đại dịch khác nhau ở nhiều điểm mấu chốt, và chuỗi gen vi khuẩn gây nên Đại dịch Justinian đã tuyệt diệt tại thời điểm này”.

    Các nhà khoa học tác giả của bài nghiên cứu đang tiến hành phân tích thêm về chuỗi gen của loài khuẩn Y. pestis. Khi mà ta đã hiểu hơn về tiến trình tiến hóa của chúng, những chuyên gia y học có thể tìm ra được một phương pháp chữa bệnh hiệu quả hơn.

    Tham khảo Motherboard

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày