Các nhà khoa học vừa phát minh ra một loại bo mạch có khả năng phân hủy trong nhiệt độ thấp không khác gì phim viễn tưởng

    Tuấn Hưng,  

    “Chúng tôi đã tạo nên một hệ thống hợp chất có khả năng hoạt động như một bo mạch bình thường khi ở trong nước ấm, thế nhưng khi nhiệt độ được hạ thấp xuống một mức nhất định, toàn bộ hệ thống này sẽ ngừng hoạt động và bắt đầu phân rã ra,”

    Ý tưởng về một bo mạch có khả năng phân hủy ngay khi nó được tiếp xúc với nước có vẻ như được lấy ra từ loạt phim hành động, viễn tưởng Nhiệm vụ Bất khả thi Mission: Impossible, hay bộ phim xoay quanh vụ trộm máy tính, thế nhưng ngay khi được mang ra khỏi chiếc két sắt trong phòng lạnh thì nó đột nhiên biến mất vậy.

    Bo mạch tự phân hủy trong nhiệt độ thấp

    Trên thực tế, đó chính là những gì mà các nhà nghiên cứu tại đại học Vanderbilt đang cố gắng hiện thực hóa từ đứa con tinh thần của họ. Họ đang tìm cách tạo lập những điện tích tạm thời mà chúng sẽ tan rã ngay khi bạn ngừng cung cấp nhiệt cho nó.

    “Chúng tôi đã tạo nên một hệ thống hợp chất có khả năng hoạt động như một bo mạch bình thường khi ở trong nước ấm, thế nhưng khi nhiệt độ được hạ thấp xuống một mức nhất định, toàn bộ hệ thống này sẽ ngừng hoạt động và bắt đầu phân rã ra,” Tiến sỹ Leon Bellan, Phó giao sư chuyên ngành kỹ thuật và kỹ sư sinh học tại đại học Vanderbilt chia sẻ với tờ Digital Trends. “Chúng tôi đã đạt được thành tựu này nhờ sử dụng 2 loại vật liệu khác nhau: một lớp nanowire bằng bạc cùng với một loại polymer không có hiện tượng phản ứng hóa học khi ngâm trong nước ấm, thế nhưng lại bị hòa tan trong nước lạnh.”

    Cách thức hoạt động của loại hợp chất này
    Cách thức hoạt động của loại hợp chất này

    Những nanowire này được kết hợp với polymer để giữ cho toàn bộ mạng lưới hợp chất này đồng nhất, để khi kết nối với nhau, chúng tạo thành một đường dẫn điện. Khi polymer bị tan rã thì cũng không còn gì để giữ những nanowire với nhau. Kết quả là toàn bộ hợp chất này bị tách rời, và nanowire cùng đường dẫn điện cũng chẳng còn, cuối cùng là toàn bộ hệ thống này cũng “bốc hơi”.

    Nghe tới đây quả thật là thú vị phải không? Thế nhưng tại sao các nhà khoa học lại muốn sản xuất ra một bo mạch tự phân hủy? Như đã đề cập ở đầu bài viết, những nhiệm vụ bí mật sẽ là ứng dụng quan trọng của nó. Nguồn nhiệt có thể được cung cấp từ một máy phát nhiệt chạy pin, hay thậm chí là nhiệt độ cơ thể của đặc vụ được cấy ghép bo mạch này lên người.

    “Một vài ứng dụng thực tế hơn bao gồm truy tìm những con chip theo dõi được cấy vào bệnh nhân trong bệnh viên,” Bellan nói. “Nó sẽ được ra hiệu ngừng hoạt động và phân hủy bằng cách hạ nhiệt độ xung quanh, ví dụ như chườm đá, thay vì việc phải phẫu thuật để lấy chúng ra.”

    Có lẽ ứng dụng thứ 2 của nó nghe có vẻ hợp lý hơn. Thế nhưng mà bo mạch tự phân hủy như trong Nhiệm vụ Bất khả thi nghe vẫn rất cool ngầu mà.

    Theo Digital Trends

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ