Cách ứng xử thông minh trước 10 câu hỏi vô cùng "ngớ ngẩn" của nhà tuyển dụng

    Long.J,  

    Dù sắp sang năm 2017, nhiều nhà tuyển dụng vẫn còn giữ khư khư phong cách phỏng vấn "cổ lỗ sĩ". Tuy nhiên, dù được hỏi những câu hỏi nhàm chán và vô nghĩa thế nào đi chăng nữa, bạn vẫn phải vượt qua. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một nhân sự có tài ứng biến và vô cùng thông minh.

    Tại sao bạn lại muốn công việc này?

    Đây chỉ là buổi phỏng vấn xin việc - đâu nhất thiết phải muốn công việc này mới được?

    Nếu người phỏng vấn cho rằng bạn đến phỏng vấn vì bạn muốn công việc ấy, thì họ cũng nên nghĩ rằng họ vốn đã muốn thuê bạn rồi nên mới mời bạn tới phỏng vấn chứ. Mặc dù nó vớ vẩn, nhưng vẫn phải trả lời thôi.

    "Tôi đến phỏng vấn vì tôi cảm thấy hứng thú với việc thiết kế những chiến dịch truyền thông. Tôi muốn nghe thêm về những gì mà mọi người làm ở đây!"

    Bạn luôn có thể kết thúc câu trả lời của mình bằng một câu hỏi khác của riêng mình (hay như ví dụ ở trên là mời người phỏng vấn nói), việc này rất tốt. Bạn nên cố gắng đưa người phỏng vấn từ một "kịch bản" nhàm chán sang một cuộc nói chuyện thân thiện và thoải mái hơn.

    Với rất nhiều ứng viên ưu tú khác, tại sao chúng tôi phải chọn bạn?

    Đây là một câu hỏi vớ vẩn và mang tính...sỉ nhục, vì vốn bạn có được gặp những ứng viên khác đâu, làm sao mà biết họ thế nào? Là bên tuyển dụng gặp cơ mà?

    Người ta thường khuyên bạn rằng "Đừng quá nghiêm túc với câu hỏi đó! Đấy là cơ hội để bạn nói về tài năng của mình".

    Chẳng lẽ người đi xin việc phải nhảy nhót múa may để cho người bên kia thấy là họ xứng với công việc hay sao? Nếu bạn có cảm giác rằng người phỏng vấn như muốn bạn phải "cầu xin" để lấy được việc, thì công việc ấy có lẽ chẳng tốt lắm đâu!

    Đây là cách trả lời: "Câu hỏi rất hay! Có lẽ cách trả lời tốt nhất là tôi sẽ nói cho bạn nghe suy nghĩ của tôi về những gì mà công việc yêu cầu, và cách mà tôi đã giải quyết những tình huống tương tự. Được không?"

    Khi người phỏng vấn nói "Được thôi", cứ trình bày suy nghĩ của bạn về công việc, kể cho họ nghe một hoặc hai kinh nghiệm nổi bật, tương tự như công việc hiện tại.

    Còn nếu họ không muốn để bạn trả lời, thì cứ đứng dậy, đi về.

    Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm nữa?

    Ai dự đoán được tương lai? Một kế hoạch sự nghiệp 5 năm gần như không có tác dụng vì thế giới thay đổi liên tục, trừ khi bạn vẫn muốn tiếp tục đi học.

    Ta không thể tự quyết định được mình sẽ làm một việc bao lâu, hay cuối cùng rồi mình sẽ đạt đến mức nào. Bạn có thể trả lời như thế này: "5 năm tới, tôi có thể nói rằng mình muốn theo đuổi đam mê bảo mật dữ liệu - nhưng tất nhiên có thể sẽ có thay đổi! Tôi mong rằng 5 năm nữa, nếu còn sống, tôi sẽ đang cùng thực hiện một dự án hấp dẫn với những cộng sự thông minh".

    Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

    Có lẽ một ngày nào đó các nhà tuyển dụng sẽ ngừng việc hạ thấp những người đến xin việc bằng những câu hỏi khó chịu và thiếu lịch sự này. Trước hết, không có lý do gì để tin rằng người khác có điểm yếu cả. Nếu bạn nghĩ con người có điểm yếu, thì bạn đang theo một hệ thống quan điểm cá nhân.

    Dù thật sự là mỗi người đều có điểm yếu, tại sao ta lại phải cho một người lạ biết điểm yếu của mình?

    Người phỏng vấn có đem điểm yếu của mình cho bạn biết không? Đương nhiên là không.

    Bạn có thể trả lời thế này: "Điểm yếu của tôi? Trừ món (gì đó) tôi thích ăn nhất ra, tôi luôn khao khát được gặp và nói chuyện với các chuyên gia từ mọi lĩnh vực, để có thể học được mọi thứ mà tôi không biết, và vẫn còn rất nhiều điều để học hỏi - ví dụ như về công việc ở đây chẳng hạn".

    Tại sao bạn lại ở trong tình trạng không có việc làm lâu như vậy?

    Hãy kể về những điều tuyệt vời bạn đã làm từ khi nghỉ công việc trước. Không có gì phải thấy xấu hổ hay tội lỗi.

    "Tôi rời Acme Explosives trong đợt tái tổ chức hồi tháng 4, và sau đó có nhiều chuyện lắm - Tôi đã hoàn thành ước nguyên có được một tấm bằng chứng nhận thợ lặn, và tất nhiên là tôi cũng đang xem xét thật kĩ bước đi nghề nghiệp tiếp theo. Tôi đang tìm kiếm cơ hội ở khắp mọi miền đất nước, và việc được gặp gỡ rất nhiều người tuyệt vời trong quá trình tìm việc khiến tôi thấy tự tin hơn rất nhiều!"

    Bạn còn đang liên hệ với những nhà tuyển dụng nào khác nữa?

    Lại một câu hỏi muốn ta phải khai báo thông tin cá nhân. Đừng trả lời! Cứ nói: "Mỗi nhà tuyển dụng tôi đã gặp đều bảo tôi phải giữ kín quá trình phỏng vấn, và tất nhiên tôi cũng sẽ làm vậy với cuộc phỏng vấn này. Tôi đã học được rất nhiều khi được trao đổi với nhiều nhà tuyển dụng tuyệt vời!"

    Người tuyển dụng trước đây của bạn sẽ nói gì về bạn?

    Tại sao lại xem người tuyển dụng trước quan trọng đến vậy? Thật sự rất vô lý. Có thể bạn nghỉ việc lúc trước vì sếp quá tệ hại thì sao. Cứ cười lên và trả lời dạng như: "Ông ấy sẽ nói rằng tôi đã cống hiến hết sức mình và những cuộc thảo luận giữa chúng tôi đã giúp cả hai suy nghĩ thấu đáu hơn về những vấn đề quan trọng".

    Bạn sẽ đem lại được điều gì cho chúng tôi?

    Bạn không cần phải miễn cưỡng "tự khen ngợi" bản thân với câu hỏi vớ vẩn này. Cứ nói rằng: "Tôi rất mong đợi được gặp những thành viên trong công ty, và tìm hiểu thêm về họ, nhưng lúc này thì tôi có thể nói rằng tôi có thể bổ sung kinh nghiệm thiết kế cơ sở dữ liệu cho các bạn, kinh nghiệm quản lý dự án trong đội nhóm và một niềm đam mê được giúp đỡ tất cả mọi người đến thành công".

    Bạn muốn công việc này đến mức nào?

    Câu hỏi này bắt nguồn từ lối suy nghĩ lỗi thời rằng "Hãy thuê người muốn công việc ấy nhất". Đồng ý là không nên thuê người có vẻ không mấy mặn mà với việc mà họ đang xin, nhưng nghĩ rằng việc "sống chết" cầu xin cho được việc chẳng liên quan gì đến khả năng của họ cả.

    Ngược lại mới đúng. Càng tự tin, thì người ta sẽ càng không cần phải xin xỏ gì cả. Người tự tin biết rằng họ rồi sẽ được làm việc cho một ai đó. Họ không cần phải van xin, và cũng chẳng muốn van gì làm gì cả.

    Nếu bạn được hỏi "Bạn muốn công việc này đến mức nào?", có thể trả lời rằng "Tôi tự tin là mình có thể là một nhân tố mới mẻ tích cực. Sự tự tin ấy khiến tôi muốn tìm hiểu về tình hình của công ty càng nhiều càng tốt, và chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm của tôi với các bạn. Tôi rất muốn được trao đổi thêm và xem xem chúng ta có hợp nhau không!"

    Người hỏi bạn câu này thường sẽ là người phỏng vấn sàng lọc cấp độ thấp, chứ không phải người trực tiếp quyết định xem bạn có được thuê hay không. Nhưng nếu nhà quản lý tuyển dụng chính thống thật sự hỏi bạn câu ấy, thì nên ra về.

    Thị trường tuyển dụng đã sang một thời kì mới rồi. Những nhà tuyển dụng thông minh sẽ biết rằng những nhân viên giỏi không mọc ra trên cây. Nhớ rằng khi người ta phỏng vấn bạn, bạn cũng đang phỏng vấn họ, và với những người thuê được bạn, bạn hoàn toàn xứng với họ.

    Theo Forbes

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ