"Cãi nhau" 30 phút trên sóng truyền hình chưa đủ, lãnh đạo Fastgo và TS. Lương Hoài Nam tiếp tục "khẩu chiến" trên Facebook, mới nửa ngày đã "đá qua lại" gần 400 bình luận

    Bình An, Theo Trí Thức Trẻ 

    Chủ tịch HĐQT NextTech (NextTech là công ty mẹ của Fastgo) Nguyễn Hòa Bình là người "sốt sắng" nhất. Một buổi sáng biên 3 status chưa đủ, ông liên tục tag chuyên gia giao thông - TS. Lương Hoài Nam, khuyến khích các bình luận viên đá cả Facebook "sân khách", "sân nhà" và "sân người trong cuộc" - Facebook cá nhân của CEO Fastgo Nguyễn Hữu Tuất.

    "Xét cho cùng trong PR, công chúng chỉ cần đã từng nghe đến cái tên đó là họ sẽ dùng (miễn là không tiêu cực), nghe qua tranh luận (Free) hay nghe qua quảng cáo (tốn tiền) là như nhau! Đó gọi là Growth Hacking", Chủ tịch HĐQT NextTech Nguyễn Hòa Bình khẳng định trong một bình luận liên quan đến vụ việc.

    NextTech là công ty mẹ của CTCP Fastgo .

    Mới đây, CEO Fastgo Nguyễn Hữu Tuất đã đăng đàn cùng TS. Lương Hoài Nam - một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông - trên chương trình Quốc gia khởi nghiệp quanh câu chuyện mô hình kinh doanh của Grab và Fastgo, chuyện Fastgo gửi công văn lên tòa án "tố" Grab không phải doanh nghiệp công nghệ cũng như khung chính sách quản lý những doanh nghiệp thời 4.0 trong lĩnh vực vận tải.

    Trên chương trình, CEO Fastgo khẳng định Grab là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, và tự nhận Fastgo là công ty ứng dụng gọi xe.

    Cãi nhau 30 phút trên sóng truyền hình chưa đủ, lãnh đạo Fastgo và TS. Lương Hoài Nam tiếp tục khẩu chiến trên Facebook, mới nửa ngày đã đá qua lại gần 400 bình luận - Ảnh 1.

    Tuy nhiên, TS. Lương Hoài Nam đã phản bác lại ý kiến này. Là người sử dụng cả Uber (khi đi công tác nước ngoài), Grab và Fastgo, TS. Nam nhìn nhận mô hình của Grab và Fastgo là như nhau. Ông còn khẳng định Fastgo "đang có sự tự do kinh doanh mà đến Grab cũng phải ghen tị và mơ ước".

    "Grab và đối tác của họ đang hoạt động dưới sự kiểm soát của 2 văn bản: Nghị định 86/2014//NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, và Quyết định 24 /QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng".

    "Tôi nhìn vào dịch vụ của các anh và các đối tác kinh doanh của các anh thì đang nhìn thấy đây là dịch vụ vận tải. Tức, có 1 cái xe đến đón sau khi tôi gọi, chở tôi đi theo đặt hàng của tôi và thu tiền của tôi. Nhưng hiện nay, "cái sướng" của các anh là dịch vụ đó không chịu sự quản lý nào hết", ông Nam tranh luận với CEO Fastgo trên chương trình.

    TS. Nam cũng nói thẳng với CEO Fastgo rằng: "Fastgo và các đối tác của Fastgo hay Grab với các đối tác của họ đều hình thành dịch vụ vận tải và đều cần chịu sự quản lý của Nhà nước".

    Tuy nhiên, dường như gần 30 phút tranh luận trên truyền hình là chưa đủ.

    Tố Grab, lôi kéo comment, công kích cá nhân... đều là chiêu Growth Hacking của Fastgo?

    Cãi nhau 30 phút trên sóng truyền hình chưa đủ, lãnh đạo Fastgo và TS. Lương Hoài Nam tiếp tục khẩu chiến trên Facebook, mới nửa ngày đã đá qua lại gần 400 bình luận - Ảnh 2.

    Status ban đầu muốn "đọ" mức tăng trưởng với Grab đã được Chủ tịch HĐQT NextTech sửa lại sau khi nhận được nhiều comment phản biện.

    Cãi nhau 30 phút trên sóng truyền hình chưa đủ, lãnh đạo Fastgo và TS. Lương Hoài Nam tiếp tục khẩu chiến trên Facebook, mới nửa ngày đã đá qua lại gần 400 bình luận - Ảnh 3.

    Chỉ trong sáng 1/12, TS. Lương Hoài Nam , ông Nguyễn Hòa Bình và Nguyễn Hữu Tuất đã biên tổng cộng 5 status nói về câu chuyện hậu chương trình Quốc gia khởi nghiệp, với tổng gần 400 bình luận.

    Trong đó, Chủ tịch HĐQT NextTech Nguyễn Hòa Bình là người "sốt sắng" nhất. Một buổi sáng biên 3 status chưa đủ, ông liên tục tag TS. Lương Hoài Nam, khuyến khích các bình luận viên đá cả Facebook "sân khách", "sân nhà" và "sân người trong cuộc" - Facebook cá nhân của CEO Fastgo Nguyễn Hữu Tuất .

    Cãi nhau 30 phút trên sóng truyền hình chưa đủ, lãnh đạo Fastgo và TS. Lương Hoài Nam tiếp tục khẩu chiến trên Facebook, mới nửa ngày đã đá qua lại gần 400 bình luận - Ảnh 4.

    Trong khi CEO Fastgo khẳng định mình không định lên truyền hình nhưng vì nể TS. Nam đã cất công bay từ TPHCM ra Hà Nội nên ông Tuất quyết định lên phút cuối, góp tiếng nói khách quan cho khán giả dù sẽ bất lợi về hình ảnh Fastgo.

    Đáp trả lại, TS. Nam cho biết phía VTV cho hay CEO Fastgo muốn tranh luận nên ông đã cất công bỏ ngày Chủ Nhật bay ra Hà Nội phục vụ vị CEO này.

    Cãi nhau 30 phút trên sóng truyền hình chưa đủ, lãnh đạo Fastgo và TS. Lương Hoài Nam tiếp tục khẩu chiến trên Facebook, mới nửa ngày đã đá qua lại gần 400 bình luận - Ảnh 5.

    Trong số gần 400 bình luận ấy, một người đàn anh trong giới startup nhắn nhủ Fastgo nên tập trung vào công việc chính của mình, không nên tập trung vào showbiz.

    Trong khi đó, Chủ tịch HĐQT Công ty mẹ của Fastgo Nguyễn Hòa Bình nhìn nhận: Startup như Fastgo cứ lên sóng và thu hút dư luận thường xuyên, lại còn được mang ra so sánh với con đại khủng long như thế này là quá lợi.

    "Xét cho cùng trong PR, công chúng chỉ cần đã từng nghe đến cái tên đó là họ sẽ dùng (miễn là không tiêu cực), nghe qua tranh luận (Free) hay nghe qua quảng cáo (tốn tiền) là như nhau! Đó gọi là Growth Hacking", ông Bình bình luận.

    Trước đó, khi ông Nguyễn Hòa Bình thông tin việc Fastgo gửi thư đến tòa "đổ thêm dầu vào lửa" trong vụ Vinasun kiện Grab, Phó Tổng Giám đốc FPT Đỗ Cao Bảo đã nêu quan điểm: "Fastgo đứng ngoài cuộc thì sẽ được nhiều người dùng Việt ủng hộ hơn. Nếu Fastgo tham chiến như thế này thì Fastgo sẽ mất khối khách hàng Việt".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ