Camera 100MP của Lenovo Z6 Pro: Chiêu trò marketing hay thực sự hữu dụng?

    M.Đức,  

    Tình năng này chỉ là chiêu trò hay thực sự đem lại lợi ích cho người dùng?

    Bài viết là ý kiến của nhiếp ảnh gia Dave Haynie tại Quora.com

    Camera 100MP của Lenovo Z6 Pro: Chiêu trò marketing hay thực sự hữu dụng? - Ảnh 1.

    Trong khi các dòng máy ảnh chuyên nghiệp trên thị trường vẫn đang 'lẹt đẹt' chỉ 24MP, hoặc cùng lắm là lên tới 50MP thì Lenovo đã làm cả thị trường phải 'há hốc mồm' khi ra mắt chiếc smartphone Z6 Pro với độ phân giải lên đến 100MP. Hãng làm được điều này nhờ vào sự kết hợp của phần cứng và phần mềm.

    Ta sẽ bắt đầu từ phần cứng. Lenovo gọi hệ thống camera của Z6 Pro là HyperVision, với cảm biến chính là chiếc Sony IMX586 với ống kính f/1.8. Cảm biến này có độ lớn 1/2″ với đường chéo 30mm², lớn hơn so với cảm biến 1/2.3″ thường được sử dụng trong các smartphone và máy ảnh du lịch cấp thấp có mặt trên thị trường.

    Camera 100MP của Lenovo Z6 Pro: Chiêu trò marketing hay thực sự hữu dụng? - Ảnh 2.

    Sơ đồ cảm biến IMX586

    Đây là cảm biến độ phân giải 48MP, có lớp phủ Quad Bayer để giảm lỗi màu sắc trong quá trình chụp hơn so với lớp phủ Bayer RGB thông thường. Bên cạnh đó, cảm biến này cũng có thể chụp ở độ phân giải 12MP để thu nhận nhiều sáng, giảm nhiễu, giúp nó không bị yếu trong những trường hợp chụp tối.

    Có độ phân giải lý thuyết là 48MP nhưng không có nghĩa là cảm biến này có thể tạo ra các bức ảnh có độ nét thực tế 48MP. Mỗi đi-ốt ảnh của IMX586 chỉ có kích thước 800nm, nhỏ hơn rất nhiều so với cảm biến thông thường, và chỉ lớn hơn bước sóng của màu đỏ một chút (700nm). Để có chất lượng ảnh tốt nhất, cảm biến này cần một ống kính có khẩu độ f/1.4, còn trên Z6 Pro với ống kính f/1.8 thì độ phân giải thực tế vào khoảng 33MP, vẫn rất cao cho một smartphone.

    Camera 100MP của Lenovo Z6 Pro: Chiêu trò marketing hay thực sự hữu dụng? - Ảnh 3.

    Olympus OM-D E-M5 Mark II

    Nhưng làm cách nào để cảm biến này tạo ra được ảnh có độ phân giải lên tới 100MP? Câu trả lời là một tính năng đã được áp dụng vào chiếc máy ảnh không gương lật Olympus OM-D E-M5 Mark II được ra mắt vào năm 2016. Sản phẩm này có cảm biến chỉ 16MP, nhưng có thể tạo ra ảnh 40MP đến 64MP bằng cách kết hợp giữa việc di chuyển cảm biến và ghép hình bằng phần mềm.

    Camera 100MP của Lenovo Z6 Pro: Chiêu trò marketing hay thực sự hữu dụng? - Ảnh 4.

    Mô tả về tính năng di chuyển cảm biến để tạo ảnh độ phân giải cao

    Cảm biến của máy ảnh sẽ di chuyển một cách rất chính xác, không sai quá 1/2 điểm ảnh. Khi chụp ở chế độ chụp ảnh độ phân giải cao, cảm biến sẽ ghi lại 4 hình, mỗi hình ảnh cách nhau 1 điểm ảnh duy nhất rồi ghép vào nhau. Hình ảnh cuối cùng sẽ có độ phân giải cao hơn so với những gì cảm biến có thể làm được. Với các dòng máy ảnh thế hệ mới nhất, tính năng này còn được nâng cấp để vừa tạo ra ảnh chất lượng cao vừa chống lại rung tay của người dùng.

    Các smartphone thì không di chuyển cảm biến, mà sẽ nhờ vào sự di chuyển của tay người dùng để tạo ra các bức hình khác nhau. Như chiếc Pixel 3/3 XL, máy sẽ chụp liên tiếp các bức hình vào bộ nhớ đệm rồi ghép ảnh. Google dùng tính năng này để tăng độ phân giải cho ảnh zoom 2x, tránh hiện tượng răng cương khi phải zoom số. Trên Lenovo Z6 Pro, nếu chỉ chụp một bức hình duy nhất thì ta sẽ có hình ảnh 48MP, nhưng khi chụp nhiều lần, với mỗi ảnh có sự khác biệt dù chỉ nhỏ thôi ta cũng có hình ảnh có độ phân giải cao hơn rất nhiều. 

    Camera 100MP của Lenovo Z6 Pro: Chiêu trò marketing hay thực sự hữu dụng? - Ảnh 5.

    Tôi cũng đã dùng thủ thuật này trong buổi chụp gần nhất, ghi lại tên lửa Anteres tại vùng Virginia. Do dùng ống kính 500mm chất lượng thấp, nên hình ảnh cuối cùng bị mờ, nên tôi đã chụp nhiều hình ảnh, ghép lại tăng độ nét và giảm nhiễu. Tính năng này chỉ hữu dụng cho những lúc sự vật đứng yên, còn khi chúng chuyển động thì sẽ vô dụng. Và một điều nữa cũng rất hiển nhiên: rất ít người cần dùng đến độ phân giải 48MP chứ đừng nói tới 100MP, kèm theo đó những hình ảnh này sẽ tốn nhiều dung lượng bộ nhớ của máy.

    Đây cũng có thể coi là một 'chiêu trò' quảng cáo của Lenovo, để cho người dùng thấy được rằng họ cũng có khả năng tạo ra thuật toán chụp hình không thua kém gì các nhà sản xuất có tên tuổi như Samsung, Apple và Google.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ