Camera đơn sắc trên Huawei đã chết: liệu phượng hoàng có hồi sinh từ đống tro tàn?

    Tuấn Lê,  

    Chất tạo ngọt có thể khiến cho cốc trà sáng nay của bạn trông ngọt hơn, nhưng không thể nào thay thế được cái vị ngọt ngào thật thụ từ viên đường mà bạn bỏ vào cốc ngày hôm qua.

    Mate 20Mate 20 Pro, bộ đôi điện thoại mới nhất thuộc dòng Mate cao cấp của Huawei cuối cùng cũng chính thức ra mắt trong dịp mua sắm cuối năm. Cả hai smartphone này là thần binh để Huawei có cơ hội khoe hết tất cả những công nghệ mới mà họ phát triển được trong thời gian vừa qua. Nổi bật nhất trong các sức mạnh mà bộ đôi thần binh này có được chính là hệ thống chụp ảnh có đến 3 camera sau phục vụ nhu cầu nhiếp ảnh di động ngày càng cao của người dùng.

    Tuy nhiên khác với những chiếc điện thoại dòng P trước đây của Huawei, vốn trang bị ống kính trắng đen (monochrome) Leica nức danh thì giờ Mate 20 và Mate 20 Pro đều không còn tồn tại "con mắt thần thánh" này nữa.

    Camera đơn sắc trên Huawei đã chết: liệu phượng hoàng có hồi sinh từ đống tro tàn? - Ảnh 1.

    Kỷ nguyên nhiếp ảnh trắng đen trên di động của Huawei đã chấm dứt


    Kể từ khi Huawei lần đầu hợp tác với các chuyên gia Leica, ống kính trắng đen đã trở thành một đặc điểm không thiếu trên các sản phẩm flagship của họ, luôn "kề vai sát cánh" cùng hệ thống ống kính màu, nhưng nhờ nó mà người dùng có thể truyền tải được những bức ảnh thuần khiết và kích thích sự sáng tạo lên mức cao nhất.

    Với series Mate 20, hệ thống camera trắng đen được chứng nhận bởi Leica nức tiếng đã biến thành camera góc siêu rộng và khi Huawei mở ra cánh cửa khác cho giới trẻ sáng tác nghệ thuật với khung ảnh rộng rãi hơn thì cũng là lúc cánh cửa cho nhiếp ảnh trắng đen đã khép lại.

    Với nhiều người, trong đó có cả tôi, smartphone đã và đang trở thành phương tiện để chúng ta bước vào thế giới nhiếp ảnh. Dù bạn có là người đã từng dùng qua máy ảnh, người có tài nhiếp ảnh nhưng chưa được khai phóng hoặc thậm chí là chỉ mới chập chững thì chính chiếc điện thoại trong túi chính là thứ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bạn. Vâng, chính camera monochrome trên những chiếc điện thoại như Huawei P9, P10, Mate 10 Pro, Mate RS và P20 Pro đã góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến tôi; và đó là lý do tại sao tôi viết bài này, không đơn thuần là một bài báo bình thường, mà nó là một "cáo phó".

    Tuy nhiên, nhìn theo hướng tích cực hơn thì đây như là một thứ gì đó để kỷ niệm.


    Monochrome và Tôi


    Còn nhớ bức ảnh trắng đen đầu tiên tôi chụp với Huawei P10 là vào ngày 25/2/2017. Hai ngày sau đó, một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã hướng dẫn tôi một ít để biết được cách chụp ảnh trắng đen thế nào cho thật đẹp. Thay vì quanh quẩn mày mò với những kiểu chụp ảnh khác trên Huawei, tình yêu của tôi lại chớm nở với camera trắng đen.

    Camera đơn sắc trên Huawei đã chết: liệu phượng hoàng có hồi sinh từ đống tro tàn? - Ảnh 2.
    Camera đơn sắc trên Huawei đã chết: liệu phượng hoàng có hồi sinh từ đống tro tàn? - Ảnh 3.
    Camera đơn sắc trên Huawei đã chết: liệu phượng hoàng có hồi sinh từ đống tro tàn? - Ảnh 4.

    Kể từ đó, chiếc điện thoại Huawei với ống kính monochrome luôn là bạn đồng hành với tôi qua biết bao chuyến đi, và tất nhiên những bức ảnh được chụp lại mà tôi thích nhất cũng thường là màu trắng đen. Nó giúp tôi ghi lại những góc nhà cao tầng tại Trung Quốc với độ chi tiết đáng kinh ngạc, còn tại Las Vegas, những bảng hiệu đèn neon trông sáng rực hơn hẳn… Từ những đêm khuya tại quán bar ở London cho đến những chuyến dạo chụp đêm tại Frankfurt, bầu không khí đặc biệt tại mỗi nơi đều được tôi ghi và chụp lại bằng chất liệu ảnh trắng đen.

    Camera đơn sắc trên Huawei đã chết: liệu phượng hoàng có hồi sinh từ đống tro tàn? - Ảnh 5.
    Camera đơn sắc trên Huawei đã chết: liệu phượng hoàng có hồi sinh từ đống tro tàn? - Ảnh 6.
    Camera đơn sắc trên Huawei đã chết: liệu phượng hoàng có hồi sinh từ đống tro tàn? - Ảnh 7.
    Camera đơn sắc trên Huawei đã chết: liệu phượng hoàng có hồi sinh từ đống tro tàn? - Ảnh 8.
    Camera đơn sắc trên Huawei đã chết: liệu phượng hoàng có hồi sinh từ đống tro tàn? - Ảnh 9.
    Camera đơn sắc trên Huawei đã chết: liệu phượng hoàng có hồi sinh từ đống tro tàn? - Ảnh 10.

    Trong buổi photo tour ở Frankfurt, nhiếp ảnh gia Bobby Anwar lúc đấy là người hướng dẫn một nhóm các bạn biết cách làm sao để chụp ảnh tốt trong điều kiện thiếu sáng, và thể loại ảnh monochrome được nhắc đến rất nhiều lần. Là một Leica fan lâu đời, Anwar cho biết ống kính monochrome đã khiến điện thoại Huawei nổi bật giữa các đối thủ khác như thế nào. Chụp thể loại màu hay trắng đen là ý kiến cá nhân của mỗi người, nhưng với riêng tôi thì những lúc như thế lại là cơ hội tốt để thử kiểu ảnh monochrome.

    Tôi nói thế không có nghĩa ảnh trắng đen sẽ hữu dụng ở mọi lúc mọi nơi. Với tất cả các ảnh monochrome mà tôi chụp, tôi đều ghi lại thêm một tấm màu sắc, lý do là vì bầu không khí sẽ khác nhau ở mỗi thể loại. Với tôi, loại bỏ phần màu sắc lòe loẹt đôi khi lại làm cho khung cảnh được lột tả nhiều hơn và nó khiến tôi luôn khao khát thử nó, để biết được kết quả cuối cùng đem lại là gì. Chính điều này đã nhóm lên ngọn lửa sáng tạo một cách nguyên sơ nhất, tất nhiên cũng mang đến kết quả thỏa mãn cho chính người chụp.

    Và tôi cũng không phải là người duy nhất cảm thấy trân trọng và yêu thích chụp ảnh trắng đen trên chiếc điện thoại này. Cây bút chuyên mục nhiếp ảnh của Digital Trend, Daven Mathies, cũng đã từng được trải nghiệm chiếc P20 Pro trong chuyến đi tham quan đại bản doanh Huawei và viết, "Chúng tôi rất thích tính năng chụp ảnh monochrome và có đến hơn phân nửa số ảnh trong chuyến đi này đều là trắng đen".


    Monochrome và Leica


    Những nhiếp ảnh gia đều biết được thần thái trong những bức ảnh trắng đen đem lại như thế nào, và thử nhìn quanh xem, những bức ảnh nổi tiếng qua năm tháng, có sức hút, đặc biệt là ảnh chân dung, đa phần đều được chụp trắng đen. Đây không phải là bài báo nói về lịch sử, cũng không phải đề cập đến sức ảnh hưởng của ảnh monochrome đến thế giới nhiếp ảnh. Đây đơn giản chỉ là sự tán dương với những gì mà Huawei và Leica đã mang đến cho thế giới smartphone - một ống kính trắng đen thực thụ!

    Leica và nhiếp ảnh trắng đen luôn có sự liên quan đến nhau, thậm chí bạn có thể thấy đến thời đại này rồi họ vẫn sản xuất ra máy ảnh kỹ thuật số nhưng chỉ cho ra ảnh trắng đen. Những bức ảnh chân dung cổ điển trắng đen mà bạn thường thấy, nhiều trong số đó đều được ghi lại bằng máy ảnh Leica. Cũng từ quan điểm cá nhân vốn yêu thể loại chụp này, tôi dễ dàng hiểu tại sao nó đã nhóm lên ngọn lửa sáng tạo của các nhiếp ảnh gia hàng đầu thế giới.


    Huawei đặt niềm tin vào Leica thay vì phải chạy đua theo những tính năng không cần thiết khác


    Sự ra đời của ống kính trắng đen là minh chứng cho thấy mối quan hệ khắng khít giữa Leica và Huawei. Nguyên nhân để đưa ống kính này vào thì có nhiều, nhưng nó chẳng quan trọng nữa, chủ yếu là ta thấy được Huawei rõ ràng đặt hết niềm tin vào Leica thay vì phải chạy đua những tính năng không cần thiết khác. Và đúng vậy, cặp đôi này đã tạo ra một trong những sản phẩm cameraphone tốt nhất mà chúng tôi từng dùng.

    Tuy nhiên, ai rồi cũng khác, và Huawei cũng vậy. Tính năng monochrome, vốn từng xuất hiện rõ mồn một trong giao diện, nơi mà người dùng có thể nhấn vào và sử dụng ngay, đã trở nên mờ nhạt. Khi những bản cập nhật phần mềm mới được tung ra, tính năng này dần cho thấy đã mất ngôi vị hàng đầu khi cuối cùng bị đẩy vào mục menu phụ. Tất nhiên nó vẫn hoạt động như trước, thậm chí cũng có thể chụp ở chế độ chân dung xóa phông, nhưng bạn sẽ khó tìm ra tính năng monochrome ngay từ cái nhìn đầu tiên mà phải tốn công đi "lục lọi" đôi chút.


    Điều gì đã xảy ra?


    Leica và Huawei có mối quan hệ hợp tác lâu dài và như chúng tôi đã đề cập, monochrome là một phần quan trọng trong các sản phẩm cao cấp của hãng điện thoại này. Với điện thoại Huawei, chụp ảnh trắng đen không đơn thuần chỉ là tính năng, ống kính monochrome thực sự hoạt động, kết hợp cùng hệ thống camera còn lại của máy để thu thập thông tin quang học cũng như giúp cải thiện chất lượng trong từng bức ảnh. Vậy tại sao ống kính monochrome lại bị loại bỏ khỏi Mate 20 và Mate 20 Pro? Huawei nói với Digital Trend rằng tính năng này không được sử dụng nhiều, và giờ đây những ống kính khác cũng có thể đảm đương được nhiệm vụ thu thập thông tin hình ảnh, thậm chí là tốt hơn. Ống kính monochrome lúc này không còn hữu dụng nữa, và đó là lúc để nhường sân chơi cho ống kính ultra wide.

    Dấu chấm hết? Chưa hẳn là vậy. Dạo một vòng ứng dụng camera trên Mate 20 và Mate 20 Pro, bạn vẫn có thể tìm thấy tính năng monochrome trong đó, nhưng lúc này máy sẽ tự động áp một lớp filter đen trắng, cũng giống như bao sản phẩm smartphone khác trên thị trường. Huawei hứa hẹn rằng Leica đã tinh chỉnh filter sao cho đem lại sắc độ giống nhất có thể, và sự khác biệt giữa filter với ống kính monochrome sẽ rất ít.

    Camera đơn sắc trên Huawei đã chết: liệu phượng hoàng có hồi sinh từ đống tro tàn? - Ảnh 11.

    Không hề giống tí nào! Đặt một bức ảnh chụp bằng ống kính trắng đen của P20 Pro bên cạnh một bức ảnh được chụp bằng smartphone khác và áp filter, mặc dù sự khác biệt có là chút ít, nhưng nó vẫn là khác biệt. Độ sắc nét, chiều sâu và độ tương phản là thứ không thể thay thế được. Và hơn nữa, khi chụp bằng ống kính monochrome, bạn biết được mình không hề chụp bằng thứ filter giả tạo, mọi thứ đều là thật!

    Chất tạo ngọt có thể khiến cho cốc trà sáng nay của bạn trông ngọt hơn, nhưng không thể nào thay thế được cái vị ngọt ngào thật thụ từ viên đường mà bạn bỏ vào cốc ngày hôm qua.

    Một cánh cửa khép lại, cũng là lúc cánh cửa khác mở ra. Chụp ảnh monochrome trên P20 Pro, P10, Mate RS và Mate 10 Pro đã thật sự thay đổi cách tôi mến cảm đến nhiếp ảnh. Tất cả những bức ảnh mà bạn thấy trong bài này đều là do tôi chụp. Nó không phải tác phẩm gì lớn lao, nhưng nó thể hiện được sự thích thú của tôi biết bao khi trải nghiệm được ống kính monochrome này.

    Thật tiếc cho sự ra đi của ống kính này, nhưng tôi cũng phấn khích trông chờ vào những điều sắp tới. Và hơn hết, nếu Leica thật sự duyệt chất lượng filter monochrome trên seriese Mate 20, chắc là tôi cũng sẽ chấp nhận trong thời gian tới thôi.

    *Bài viết dựa theo quan điểm cá nhân của Andy Boxall, cây bút đến từ tờ Digital Trend

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ