Cánh báo những vụ thảm án sau khi thể hiện sự buồn chán trên Facebook

    PV,  

    Hàng loạt những vụ giết người hoặc cố tình để bị giết, hoặc tự sát đã diễn ra, ngay sau khi nạn nhân biểu hiện chán chường trên Facebook. Khi thấy những dấu hiệu tâm lý bất thường trên mạng xã hội, bạn cần quan sát kĩ hơn người thân của mình.

    Bali, Indonesia vừa xảy ra một vụ cảnh sát bắn chết nghi phạm ngay tại chỗ vào ngày 2/5/2016, người bị giết là Amokrane Sabet, một người Pháp đang sinh sống tại Bali, Indonesia.

    Anh này từng là võ sĩ quyền anh hạng nặng vào những năm 2009 – 2011, sau khi thi đấu ở nhiều nơi, Amokrne đã chuyển đến Bali sống trong 2 năm với những dấu hiệu đáng báo động về bệnh tâm thần. Trước khi bị bắn chết, ngày 1/5, Amokrane đã đăng tải trạng trái, ám chỉ đến cái chết: “chuẩn bị sẵn sàng cho ngày quan trọng nhất của cuộc đời... ngày phán xét” và tự nhận mình là chúa trời.

    Sau khi nhận ra Amokrane đã quá hạn Visa du lịch, khoảng 40 cảnh sát và các quan chức liên quan đến vấn đề nhập cư đã ập đến bắt Amokrane và anh ta đã bước ra với một con dao trong tay. Trong đoạn video được ghi lại, Amokrane liên tục nói: “bắn tao đi, bắn tao đi”. Một viên cảnh sát tên Anak Agung Putu Sudi, 39 tuổi đã cố gắng tiếp cận Amokrane và khuyên nhủ anh ta bình tĩnh, nhưng đã bị Amokrane đâm tám phát dao ở cổ, ngực, đùi và chết ngay sau đó.

     Những hình xăm trên thân thể cựu võ sĩ bị bắn chết. Ảnh: Facebook

    Những hình xăm trên thân thể cựu võ sĩ bị bắn chết. Ảnh: Facebook

    Cảnh sát đã nổ 3 phát súng cảnh cáo, nhưng hung thủ vẫn không kiềm chế với con dao trong tay, khi cảnh sát nhận thấy không thể nói chuyện, một loạt đạn đã nhắm vào cựu võ sĩ quyền anh.

    “Đã có nhiều phàn nàn về anh ấy, như ăn tại nhà hàng mà không trả tiền, cầm theo dao, quấy rối người khác”, phát ngôn viên cảnh sát Bali Hery Wiyanto nói. Trước khi vụ bố ráp Amokrane diễn ra, cảnh sát của Bali cũng đã liên hệ với Tổng lãnh sự Pháp để thông báo sẽ bố ráp Amokrane.

    Vụ việc nói trên là một trong vô vàn những vụ việc đáng tiếc đã xảy ra trên thế giới, khi thủ phạm và cũng là nạn nhân cố tìm đến cái chết, sau khi thể hiện tâm lý bất bình thường trên Facebook.

    Ngày 26/8/2015, cô Alison Parker (24 tuổi) và anh Adam Ward (27 tuổi) phóng viên của đài WDBJ (Hoa Kỳ) đang phỏng vấn trực tiếp bà Vicki Gardner, giám đốc của Phòng Thương mại khu vực Smith Mountain Lake, về một sự kiện sắp tới tại trung tâm mua sắm Bridgewater ở hạt Bedford (Hoa Kỳ) thì bị bắn chết tại chỗ, riêng bà Gardner may mắn được phẫu thuật thành công.

     Flannigan bắn chết 2 phóng viên khác sau khi đã có ngụ ý trên mạng xã hội. Ảnh: Twitter

    Flannigan bắn chết 2 phóng viên khác sau khi đã có "ngụ ý" trên mạng xã hội. Ảnh: Twitter

    Thủ phạm là tên Flanigan, 41 tuổi, cựu phóng viên đa phương tiện của đài WDBJ, tên này đã bị đuổi việc vào năm 2013 đó với lý do không được tiết lộ. Sau vài tiếng trên đường trốn chạy, Flanigan đã đăng video về vụ giết người trên Twitter và tự sát.

    Trước khi thủ ác, Flanigan cũng đã viết nhiều thông điệp trên Facebook và Twitter thể hiện sự tâm lý bất thường, ngụ ý về việc sẽ "trả thù", Flanigan cáo buộc cô Parker là người phân biệt chủng tộc.

    Sau khi viết những dòng trạng thái trên Facebook, nhiều người trở nên có khuynh hướng cực đoan, có thể gây hại cho người khác và cho chính mình, tại Việt Nam cũng đã có những vụ tương tự. Tháng 11/2015 có vụ tên Phạm Văn Thành (sn 1985, Văn Chấn, Yên Bái), ép 2 con trai cùng mình uống thuốc trừ sâu tự tử, gây rúng động dư luận Yên Bái.

     Tên Phạm Ngọc Thành trước khi gây ra án mạng. Ảnh: Facebook

    Tên Phạm Ngọc Thành trước khi gây ra án mạng. Ảnh: Facebook

    Trước khi cầm dao chém em vợ bị thương và ép 2 con trai uống thuốc trừ sâu, Thành đã viết dòng tâm trạng u uất một tháng trước đó: “Ai bảo yêu em là có tội tôi xin suốt đời có tội để yêu em. Nếu ai bảo tôi lấy vợ khác tôi xin suốt đời ở vậy nuôi con đến khi nào không nuôi nổi hai con thì lúc đấy ba bố con cùng nhau chết. Trời trao cho tôi rồi sao trời lại cướp nó đi ông trời ơi?". Đồng thời, sau dòng thông tin này, Thành cũng liên tục có những dòng trạng thái chán đời, oán thán khác trước khi ra tay hạ độc, khiến bản thân mình cùng 2 con trai phải chết.

    Không chỉ có khuynh hướng gây nguy hiểm cho người khác trong hàng loạt thảm án, nhiều vụ việc, những dòng thông tin buồn chán trên Facebook là biểu hiện của những vụ tự sát.

    Ngày 6/11/2015, ông N.H.L (SN 1969, Lê Chân, Hải Phòng), là Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thùy Dương, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Thùy Dương (Hải Phòng) đã nhảy từ tầng thượng Trung tâm Thương mại Thùy Dương Plaza xuống đất thiệt mạng, vụ việc làm xôn xao cả thành phố cảng.

    Trước khi chết, ông này có nhắn tin cho vợ và tài xế riêng, ông cũng đã viết một bức thư với nhan đề “tặng vợ yêu” trên Facebook cá nhân, trong đó ám chỉ đến cái chết, nguyên nhân được cho là ông gặp rác rối liên quan đến một vụ án.

     Những dòng thông điệp đau lòng của cô gái trẻ. Ảnh: Facebook

    Những dòng thông điệp đau lòng của cô gái trẻ. Ảnh: Facebook

    Facebook đang trở nên phổ biến tại Việt Nam, đây cũng là nơi nhiều người đã sử dụng mạng xã hội này như những công cụ thể hiện cảm xúc cuối cùng. Từ năm 2014 đến nay, ít nhất có tới 5 vụ tự sát liên quan đến tình cảm sau khi viết lời "nhắn nhủ" trên Facebook được báo chí đưa tin.

    Gần đây nhất, sáng ngày 25/4/2016 tại cầu Non nước, Ninh Bình đã xảy ra vụ nhảy cầu tự tử, nạn nhân là M.T.T (Nho Quan, Ninh Bình), trước khi chết T viết dòng trạng thái trên Facebook .: "Anh T. thân mến, hết rồi đấy chuyện gì quên được hãy mau quên đi... Em đi đây".

    Theo ICTNews

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ