Cấu hình giống nhau, RAM kém hơn nhưng điểm benchmark Oppo F3 Plus lại cao hơn Samsung Galaxy C9 Pro, phải chăng có sự gian lận?

    Minh Trang,  

    Khi thử nghiệm ba công cụ benchmark đầu tiên là AnTuTu Benchmark, Geekbench và PCMark, Oppo F3 Plus đều vượt mặt Galaxy C9 Pro từ 10-20%.

    Mới đây, chúng tôi đã có cơ hội được sử dụng đồng thời hai chiếc máy mới ra mắt và cũng có thể nói là đình đám nhất trên thị trường hiện nay, đó là Samsung Galaxy C9 Pro và Oppo F3 Plus. Cả hai máy vừa được ra mắt hồi cuối tháng Ba, cùng nằm trong phân khúc 10-11 triệu đồng và có rất nhiều đặc điểm tương đồng về cấu hình, bao gồm việc cùng được trang bị con chip Snapdragon 653, bộ nhớ trong 64GB và màn hình 6 inch Full HD. Galaxy C9 Pro có lợi thế hơn đôi chút nhờ dung lượng RAM 6GB so với mức 4GB của F3 Plus.

     Samsung Galaxy C9 Pro và Oppo F3 Plus

    Samsung Galaxy C9 Pro và Oppo F3 Plus

     Hai máy có rất nhiều điểm tương đồng về cấu hình

    Hai máy có rất nhiều điểm tương đồng về cấu hình

    Một trong những điều đầu tiên tôi làm khi được trên tay cả hai chiếc máy này đó là so sánh hiệu năng. Do có cấu hình khá tương đồng, yếu tố quan trọng còn lại quyết định hiệu năng của cả hai máy sẽ là phần mềm. Với dung lượng RAM 6GB lớn hơn, tôi dự đoán Galaxy C9 Pro sẽ có điểm số cao hơn F3 Plus một chút.

    Kết quả bất ngờ

    Thế nhưng tôi đã nhầm. Khi thử nghiệm ba công cụ benchmark đầu tiên là AnTuTu Benchmark, Geekbench và PCMark, Oppo F3 Plus đều vượt mặt Galaxy C9 Pro từ 10-20%.

     Oppo F3 Plus đạt điểm số cao hơn đáng kể so với Samsung Galaxy C9 Pro mặc dù có cấu hình gần như tương đồng

    Oppo F3 Plus đạt điểm số cao hơn đáng kể so với Samsung Galaxy C9 Pro mặc dù có cấu hình gần như tương đồng

    “Chuyện gì đang xảy ra vậy?” Đó sẽ là phản ứng đầu tiên của các bạn khi nhìn thấy những con số này, bởi vì tôi cũng cảm thấy bất ngờ không kém. Hãy cứ cho rằng Oppo làm phần mềm tốt hơn Samsung, nhưng để tạo được cách biệt lớn đến mức này thì quả thực là không tưởng. Vậy, rốt cục thì chuyện gì đang xảy ra?

    Rất có thể, Oppo đang sử dụng những “mánh khóe” theo dõi các công cụ benchmark để đạt được điểm số cao hơn.

    Cần phải nói rằng: Gian lận benchmark từ lâu đã là một vấn nạn mà đa số nhà sản xuất Android mắc phải. Vào năm 2013, Samsung, HTC và LG đều đã bị phát hiện gian lận, nhưng sau đó đa phần các hãng này đều đã từ bỏ và quyết định “chơi sạch”. Hồi cuối tháng 1 năm nay, chủ đề tưởng chừng như đã đi vào dĩ vãng này bỗng dưng trở nên nóng trở lại khi Meizu và OnePlus (một công ty con của Oppo) trở thanh hai cái tên mới nhất có mặt trong danh sách những hãng gian lận. Và nay, sau “người em” OnePlus thì đến lượt “người anh” Oppo dính nghi vấn này.

    Nói một chút về con chip Snapdragon 653 của Oppo F3 Plus, nó bao gồm 8 nhân được chia thành 2 clusters, trong đó cluster đầu tiên gồm 4 nhân Cortex-A72 hiệu năng cao chạy ở xung nhịp 2.0Ghz, và cluster còn lại gồm 4 nhân Cortex-A53 tiết kiệm điện chạy ở xung nhịp 1.4Ghz. 8 nhân này sẽ được điều tiết bởi CPU Governer, với nhiệm vụ tự động kích hoạt các nhân hiệu năng cao khi chạy các tác vụ nặng, và sử dụng các nhân tiết kiệm điện cho các tác vụ nhẹ nhàng hơn.

    Để theo dõi cách thức Oppo quản lý xung nhịp và bật/tắt các nhân của con chip Snapdragon 653, chúng tôi sử dụng phần mềm System Monitor với tính năng hiển thị một cửa sổ xuyên suốt mọi ứng dụng.

     Sử dụng phần mềm System Monitor để giảm sát hoạt động của CPU trong quá trình benchmark​

    Sử dụng phần mềm System Monitor để giảm sát hoạt động của CPU trong quá trình benchmark​

    Khi mở các ứng dụng thông thường và sau đó để nguyên không tác động gì vào máy, do không có nhiều thứ để xử lý nên 7/8 nhân được đưa về trạng thái nghỉ, chỉ còn một nhân Cortex-A53 vẫn còn hoạt động ở mức 400-600Mhz.

     Ở trạng thái nghỉ, 7/8 nhân bị tắt tạm thời và chỉ có 1 nhân A53 hoạt động

    Ở trạng thái nghỉ, 7/8 nhân bị tắt tạm thời và chỉ có 1 nhân A53 hoạt động

    Tuy nhiên khi khởi động ứng dụng AnTuTu Benchmark, ngay lập tức hai nhân Cortex-A72 hiệu năng cao được kích hoạt ở xung nhịp tối đa là 2Ghz, còn lại 6/8 nhân được đưa về trạng thái nghỉ.

    Ngay cả khi quá trình benchmark chưa được bắt đầu, hai nhân này vẫn luôn thường trực ở mức 2Ghz và không có dấu hiệu nghỉ.

    Oppo muốn dồn sức toàn bộ quá trình benchmark cho hai nhân A72, và có lẽ hãng không muốn bật cả bốn nhân A72 lên do lo lắng những vấn đề về nhiệt độ. Chỉ khi người dùng bấm phím Home và thoát khỏi ứng dụng benchmark, mọi thứ mới quay trở về như bình thường.

     Khi vào phần mềm AnTuTu Benchmark, ngay lập tức hai nhân A72 được kích hoạt ở xung nhịp 2Ghz, còn sáu nhân còn lại bị vô hiệu hóa. Điều này diễn ra ngay cả khi quá trình benchmark chưa bắt đầu.

    Khi vào phần mềm AnTuTu Benchmark, ngay lập tức hai nhân A72 được kích hoạt ở xung nhịp 2Ghz, còn sáu nhân còn lại bị vô hiệu hóa. Điều này diễn ra ngay cả khi quá trình benchmark chưa bắt đầu.

    So sánh với Galaxy C9 Pro, do chiếc máy này không có dấu hiệu gian lận nên những tính toán của công cụ benchmark không chỉ được thực hiện bởi riêng nhân A72, mà còn được giao phó cho cả các nhân A53, từ đó đem đến kết quả thấp hơn. Trong một số trường hợp khi các nhân A72 buộc phải tham gia xử lý, xung nhịp của chúng cũng chỉ chủ yếu dao động trong khoảng 800Mhz – 1.2Ghz và ít khi đạt ngưỡng 2Ghz liên tục như Oppo F3 Plus.

     F3 Plus chuyển toàn bộ các tác vụ benchmark cho hai nhân A72. Trong khi với Galaxy C9 Pro, nó còn được xử lý bởi cả các nhân A53 với hiệu suất thấp hơn.

    F3 Plus chuyển toàn bộ các tác vụ benchmark cho hai nhân A72. Trong khi với Galaxy C9 Pro, nó còn được xử lý bởi cả các nhân A53 với hiệu suất thấp hơn.

    Không chỉ AnTuTu Benchmark, Oppo F3 Plus còn cho thấy “biểu hiện kỳ lạ” ở một loạt ứng dụng benchmark khác. Sau đây là danh sách (chưa đầy đủ) mà tôi đã thử nghiệm và thu thập được về các ứng dụng Oppo F3 Plus đang can thiệp:

    - 3DMark

    - AnTuTu Benchmark

    - Geekbench

    - GFXBench GL

    - PCMark

    - Quadrant

    - Vellamo

    Nhìn chung, tất cả các ứng dụng benchmark phổ biến đều đã được Oppo đưa vào danh sách “đặc biệt”.

    Bắt tận tay

    Để thêm tính thuyết phục, chúng tôi bắt đầu đi tìm những bằng chứng rõ ràng hơn về việc Oppo đang theo dõi các công cụ benchmark. Đầu tiên, tôi nảy ra ý định trích xuất các file hệ thống của ColorOS để tìm những điểm đáng ngờ, tuy nhiên cách này nhanh chóng đi vào ngõ cụt do vẫn chưa thể root được chiếc F3 Plus. Đến đây, do không thể “chọc ngoáy” từ bên trong, tôi quyết định sử dụng phương pháp tấn công từ bên ngoài, cụ thể là tạo các ứng dụng benchmark “giả” nhằm đánh lừa bộ nhận diện của Oppo.

    Dựa trên một số kinh nghiệm học hỏi được, tôi biết rằng đa số các nhà sản xuất đều nhận diện công cụ benchmark thông qua package name, ví dụ với AnTuTu Benchmark là "com.antutu.ABenchMark", hay Geekbench là "com.primatelabs.geekbench". Có rất nhiều cách để tìm package name của một ứng dụng, nhưng đơn giản nhất là bạn có thể lấy từ URL của ứng dụng đó trên website của Google Play Store.

     Lấy package name từ URL của ứng dụng trên Play Store phiên bản web

    Lấy package name từ URL của ứng dụng trên Play Store phiên bản web

     Sử dụng một IDE như Android Studio để tạo một project với package name giống chương trình benchmark

    Sử dụng một IDE như Android Studio để tạo một project với package name giống chương trình benchmark

     Đưa ứng dụng benchmark giả vào máy

    Đưa ứng dụng benchmark giả vào máy

    Sau khi đã có trong tay package name, tôi tạo một ứng dụng “Hello World” với package name y hệt với ứng dụng benchmark và cài đặt vào F3 Plus. Do đây là ứng dụng rỗng không có một tính năng nào, chắc chắn CPU sẽ không có bất kỳ tính toán nặng nhọc nào cần xử lý. Nhưng, ứng dụng benchmark “nhái” này đã đánh lừa được bộ nhận diện của Oppo, và khiến hai nhân A72 của con chip Snapdragon 653 được kích hoạt ở xung nhịp tối đa 2Ghz.

     Phần mềm của Oppo bị đánh lừa bởi ứng dụng benchmark giả và vẫn kích hoạt 2 nhân A72 ở xung nhịp cao nhất

    Phần mềm của Oppo bị đánh lừa bởi ứng dụng benchmark giả và vẫn kích hoạt 2 nhân A72 ở xung nhịp cao nhất

    Trong tương lai khi Oppo F3 Plus bị root, chúng tôi tin rằng ẩn náu bên trong một tập tin hệ thống nào đó của ColorOS sẽ là một loạt những chuỗi chứa giá trị là package name của các công cụ benchmark. Tuy nhiên, chưa cần đợi đến ngày đó, chúng ta đã có thể khẳng định rằng việc Oppo can thiệp vào quá trình benchmark là có thật, ít nhất là trên chiếc F3 Plus.

    Mặt khác, khi thử nghiệm chạy một game phổ biến trên máy Oppo F3 Plus, chúng ta có thể thấy nó không hề thúc hai nhân A72 lên 2GHz như khi chạy benchmark.

     Khi chạy một game phổ biến trên, xung nhịp và chế độ hoạt động của các nhân vẫn hoàn toàn bình thường

    Khi chạy một game phổ biến trên, xung nhịp và chế độ hoạt động của các nhân vẫn hoàn toàn bình thường

    Oppo ơi, tại sao?

    Chính vì nghi vấn này khiến cho kết quả bị sai lệch, tôi rất tiếc khi phải thông báo sẽ không thể gửi đến các bạn bài so sánh hiệu năng giữa chiếc F3 Plus và Galaxy C9 Pro, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

     Tôi thật sự không hiểu tại sao Oppo lại phải làm điều này

    Tôi thật sự không hiểu tại sao Oppo lại phải làm điều này

    Điều khiến chúng tôi cảm thấy khó hiểu đó là tại sao Oppo vẫn còn can thiệp vào kết quả benchmark vào thời điểm năm 2017. Đầu tiên, Snapdragon 653 là một con chip rất mạnh. Nếu như trước đây người ta còn hoài nghi về vấn đề hiệu năng trên một số máy như F1 Plus hay F1s và cho rằng các sản phẩm Oppo thường cho mức cấu hình thấp so với giá tiền, thì tôi tin rằng F3 Plus đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ này của họ. Vậy khi mà F3 Plus đã có một cấu hình mạnh, người dùng tin tưởng vào hiệu năng mà máy đem lại, thì benchmark là không có giá trị.

    Thứ hai, khi chúng ta xét đến đối tượng người dùng chủ lực của F3 Plus là những bạn nữ thích selfie, phải thừa nhận camera trên Oppo F3 Plus là điểm sáng khiến người dùng chọn mua máy. Vậy nên chúng tôi không nghĩ rằng điểm benchmark sẽ là một yếu tố khiến họ thay đổi quyết định của mình.

    Chúng tôi sẽ liên hệ với Oppo để có câu trả lời về vấn đề này.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ