Châu Âu: Số ca mắc sởi tăng gấp 3-10 lần sau giai đoạn tiêm chủng giảm

    zknight,  

    Khi tỷ lệ tiêm chủng ở Ukraine giảm xuống 31%, số ca mắc sởi đã tăng gấp 10 lần.

    Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới, số ca mắc bệnh sởi ở châu Âu năm 2018 đã tăng gấp 3 lần so với năm 2017 - lên 82.596 ca, con số cao nhất được ghi nhận trong thập kỷ này. Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng đang được cải thiện, WHO cho biết mức độ phủ của vắc-xin ở nhiều quốc gia hiện vẫn còn thấp, không đủ để ngăn chặn dịch bệnh.

    Đáng chú ý nhất trong báo cáo là trường hợp của Ukraine, đất nước báo cáo số ca mắc sởi cao nhất trong năm 2018 - nhiều gấp 10 lần so với Serbia, quốc gia đứng thứ hai trong bảng danh sách.

    Hơn 90% số ca mắc sởi tập trung ở chỉ 10 nước bao gồm Pháp, Ý và Nga…

    Châu Âu: Số ca mắc sởi tăng gấp 3-10 lần sau giai đoạn tiêm chủng giảm - Ảnh 1.

    WHO: Số ca mắc sởi ở Châu Âu tăng gấp 3 lần trong năm 2018

    Sởi là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus có tỷ lệ lây lan rất cao, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm nhiễm trùng phổi và não.

    Trong năm 2018, nó đã gây ra 72 ca tử vong ở Châu Âu, so với con số 42 trong năm 2017. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, top 10 quốc gia ở Châu Âu có số ca mắc sởi cao nhất từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2018 là:

    Ukraine (53.218)

    Serbia (5.076)

    Israel (2.919)

    Pháp (2.913)

    Ý (2.517)

    Liên bang Nga (2.256)

    Georgia (2.203)

    Hy Lạp (2.193)

    Albania (1.466)

    Rumani (1.087)

    Ở Anh, năm ngoái có 953 ca mắc sởi. Trong khi đó, Ukraine có tỷ lệ mắc sởi cao nhất Châu Âu, ở mức 1.209 trên một triệu dân - gấp 10 lần tỷ lệ của chính nước này trong năm 2017.

    Châu Âu: Số ca mắc sởi tăng gấp 3-10 lần sau giai đoạn tiêm chủng giảm - Ảnh 2.

    Top 10 quốc gia Châu Âu ghi nhận số ca mắc sởi cao nhất năm 2018

    Một mình Ukraine đã trở thành gánh nặng, giải thích sự gia tăng mạnh trong tổng số trường hợp mắc bệnh sởi ở Châu Âu, từ 25.863 ca trong năm 2017 lên hơn 82.000 ca trong năm 2018. Tỷ lệ tiêm phòng sởi, quai bị và rubella ở Ukraine đã giảm mạnh khi đất nước rơi vào tình trạng bất ổn, chỉ đạt 31% vào năm 2016 - thuộc hàng thấp nhất thế giới.

    Vào cuối năm 2017, tỷ lệ trẻ em ở Ukraine được tiêm phòng đã cải thiện đáng kể, lên khoảng 90%, nhưng WHO cho biết, điều này hiện cần được duy trì để bảo vệ đất nước khỏi sự bùng phát của bệnh sởi.

    Tiến sĩ Zsuzsanna Jakab, giám đốc khu vực Châu Âu của WHO cho biết: "Bức tranh toàn cảnh năm 2018 cho thấy rõ ràng tốc độ tiến bộ hiện nay trong việc tăng tỷ lệ tiêm chủng đang không đủ để ngăn chặn bệnh sởi.

    Mặc dù dữ liệu cho thấy tỷ lệ phủ sóng tiêm chủng đặc biệt cao, chúng cũng phản ánh số lượng kỷ lục các ca bệnh và ca tử vong gây ra bởi căn bệnh này.

    Điều này có nghĩa là các lỗ hổng ở cấp địa phương vẫn cung cấp một cánh cửa mở cho virus".

    Mặc dù vậy, tin tốt là các nước Châu Âu đang đạt được những bước tiến trong phổ cập vắc-xin. WHO cho biết một năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ em sinh ra ở Châu Âu được tiêm chủng phòng sởi mũi đầu tiên đã tăng lên tới 95%. Số trẻ tiêm nhắc lại mũi thứ hai cũng đã tăng lên tới 90%, tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay.

    Tham khảo BBC

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ