Chi hơn 350 triệu đồng mua phần mềm tự lái, chủ xe điện ‘sốc’ nặng vì vẫn phải nhìn đường, phí sửa chữa có khi lên tới cả tỷ đồng

    Vũ Anh, Nhịp sống thị trường 

    Việc chuyển đổi từ xe xăng sang phương tiện tiên tiến hơn không đơn giản như chúng ta tưởng!

    Một vài chủ sở hữu Tesla vừa chia sẻ với tờ Business Insider những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng xe điện. Việc chuyển đổi từ xe xăng truyền thống sang loại phương tiện tiên tiến hơn thật không dễ như họ tưởng.

    Theo BI, hầu hết đều ngạc nhiên vì lốp xe điện nhanh mòn hơn rất nhiều so với xe xăng. Nguyên nhân là bởi chúng phải nâng đỡ khối kim loại nặng chứa bộ pin lithium-ion khổng lồ.

    Trước đó, Liên minh Châu Âu từng đặt ra quy tắc mới yêu cầu dán nhãn lốp xe theo tỷ lệ mòn, song cho đến nay vẫn chưa thể thực hiện do thiếu phương pháp đo tiêu chuẩn.

    Chi hơn 350 triệu đồng mua phần mềm tự lái, chủ xe điện ‘sốc’ nặng vì vẫn phải nhìn đường, phí sửa chữa có khi lên tới cả tỷ đồng - Ảnh 1.

    Có sự khác biệt rất lớn trong thành phần hóa học và hầu như không có quy chuẩn nào để tìm ra”, Nick Molden, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của cửa hàng nghiên cứu Emissions Analytics có trụ sở tại Anh cho biết.

    Về trực quan, hầu hết những chiếc xe điện đều “nhai lốp” nhanh hơn. Kết quả từ các bài kiểm tra mặt đường mới nhất được công bố vào tháng 5 cũng cho thấy trong điều kiện bình thường, một chiếc xe xăng khiến 4 lốp mòn đi khoảng 73 miligam/km. Trong khi đó, một chiếc xe điện sẽ khiến 4 lốp mòn thêm 15 miligam/km, tức hơn khoảng 20%”, ông Nick Molden nói tiếp.

    Không dừng lại ở đó, các chủ sở hữu xe điện cũng phải đối mặt với hóa đơn bảo hiểm cao hơn vì giá xe điện không hề rẻ. Phía các công ty bảo hiểm cũng phải lưu tâm bởi pin lithium-ion đắt tiền có thể bị hư trong quá trình sử dụng.

    Chi hơn 350 triệu đồng mua phần mềm tự lái, chủ xe điện ‘sốc’ nặng vì vẫn phải nhìn đường, phí sửa chữa có khi lên tới cả tỷ đồng - Ảnh 2.

    Tài xế Tesla chấp nhận bỏ ra 15.000 USD (hơn 350 triệu đồng) chỉ để mua gói FSD, song do lạm dụng mà thường xuyên xảy ra tai nạn.

    Đầu năm nay, tờ The New York Times đưa tin rằng một chủ sở hữu Rivian đã phải thanh toán hóa đơn sửa chữa lên tới 42.000 USD (gần 1 tỷ đồng)

    Thời gian qua, nhiều chủ sở hữu Tesla cũng phàn nàn về dịch vụ hậu mãi của hãng bởi thời gian chờ quá lâu trong khi chi phí sửa chữa thì tốn kém. Hàng nghìn đơn khiếu nại đã được gửi về các trung tâm dịch vụ của công ty.

    Đáp lại, Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk, cho biết công ty đang nỗ lực cải thiện dịch vụ của mình ở Bắc Mỹ. Đến nay, Tesla chỉ có 200 trung tâm dịch vụ tại Mỹ. Để so sánh, GM hoặc Ford có tới hàng ngàn cửa hàng sửa chữa và bảo trì độc lập.

    “Đó là lời phàn nàn lớn nhất tôi dành cho Tesla. Họ còn một chặng đường dài để làm hài lòng khách hàng”, Steve Almassy, chủ sở hữu Model S từ năm 2014, cho biết.

    Ngoài ra, hệ thống lái tự động FSD của Tesla cũng khiến khách hàng phiền lòng. Một người dùng tâm sự: “Tôi sợ dùng nó lắm. Nó sẽ khiến chiếc xe dừng khi chưa tới đèn đỏ, đôi khi là dừng ngẫu nhiên”.

    Tesla lần đầu tiên phát hành FSD vào năm 2020 để chọn trình điều khiển và kể từ đó, phần mềm này đã được thêm vào hơn 100.000 chiếc ô tô ở Mỹ. Tính năng này cho phép Teslas tự động thay đổi làn đường, vào ra cao tốc, đồng thời nhận biết biển báo và đèn giao thông.

    Tuy nhiên, không giống như tên gọi Full Self Driving, FSD không phải hệ thống tự lái hoàn toàn. Tesla khuyên tài xế vẫn phải để mắt tới đường sá cũng như hiệu năng phần mềm để đảm bảo an toàn.

    Nhiều tài xế đã đăng các video YouTube phàn nàn về phần mềm này. Họ chấp nhận bỏ ra 15.000 USD (hơn 350 triệu đồng) chỉ để mua gói FSD, song do lạm dụng mà thường xuyên xảy ra tai nạn. Vấn đề ở đây là công nghệ trên chưa “chín” và đạt được độ chính xác cần thiết để có thể áp dụng đại trà.

    Đáng nói, các chủ sở hữu Tesla đôi khi còn gặp vấn đề với pin xe điện. Nick Caraciolo, hiện đang đi chiếc Model 3, cho biết: “Có những lúc tôi về nhà, chiếc xe chỉ còn khoảng 2 hoặc 3% pin dự phòng. Có thể do tôi tăng tốc quá nhanh hoặc do trời quá nóng, quá lạnh”.

    Điểm an ủi duy nhất là Tesla có một hệ thống định vị nội bộ giúp các chủ xe biết trước các địa điểm sạc gần nhất. Tesla cũng có lợi thế lớn nhờ mạng lưới Superchargers vốn được cho là đáng tin cậy hơn các hệ thống thông thường.

    Theo: BI

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày