Chỉ với video 3 phút, bạn sẽ hiểu ngay Nghịch lý Cặp song sinh là như thế nào

    Dink,  

    Làm sao để trẻ mãi lâu già? Đi vòng quay vũ trụ này vài vòng với tàu siêu nhanh.

    Như ở phần trước, các bạn đã biết được rằng thời gian luôn luôn mang tính tương đối, theo sau nó là một nghịch lý (nhưng lại không phải nghịch lý) nổi tiếng, Nghịch lý Cặp song sinh. Ngày hôm nay, các bạn sẽ hiểu được chính xác rằng đó là gì.

    Khi mà phi hành gia Scott Kelly bay vào vũ trụ và người anh sinh đôi của anh là Mark Kelly ở lại quê nhà, độ tuổi chênh lệch của hai người tăng lên, đó là vì Scott đã trải qua một khoảng thời gian trên quỹ đạo Trái Đất.

    Chúng ta phải đổ lỗi cho ai bây giờ? Người phát minh ra thời gian hay tại Einstein đã “phát minh” ra thuyết tương đối?

    Như giả thuyết của Einstein đã đề ra, thời gian của một vật chuyển động thì chậm hơn của một người quan sát đứng tại chỗ. Thời gian sẽ càng chậm lại khi càng gần với một khối lực hấp dẫn lớn (như Trái Đất hay một hố đen vũ trụ).

    Điều đó có nghĩa rằng, chúng ta đều không trải nghiệm thời gian với một tốc độ như nhau.

    Bạn di chuyển càng nhanh thì thời gian càng chậm lại, và bởi Scott Kelly đã du hành trong vũ trụ được một thời gian, bay quanh Trái Đất với vật tốc khoảng 28.200 km/h, người anh Mark của Scott dưới Trái Đất đã sống lâu hơn 5 mili-giây rồi.

    Năm 1964, hai người anh em sinh đôi sinh cách nhau 6 giây, và giờ khoảng cách ấy là 6 giây và 5 mili-giây.

    Sự kiện kì lạ của thời gian ấy được gọi là “giãn nở thời gian”, và hai anh em sinh đôi nhà Kelly là hai thành tố quan trọng trong thuyết ấy: một người di chuyển nhanh hơn rất nhiều người còn lại, và khoảng cách tương đối của họ với khối hấp dẫn lớn, trong trường hợp này là Trái Đất.

    Với ví dụ trên và xem xong video dưới đây, bạn sẽ hiểu hơn về Nghịch lý Cặp song sinh nổi tiếng, giải thích dựa vào chính sự tương đối của thời gian.

    Chỉ với 3 phút ngắn ngủi, bạn sẽ có được cho mình lời giải về Nghịch lý Cặp song sinh nổi tiếng.

    Bên cạnh đó, nhiều thử nghiệm khác cũng được tiến hành. Như cho một chiếc đồng hồ nguyên tử “du hành”, xa khỏi bề mặt mặt đất và kết quả cho thấy thời gian trên “đồng hồ bay” khác biệt với thời gian của đồng hồ mặt đất.

    Cuối cùng thì nghịch lý này cũng lại không phải là nghịch lý, nhưng vẫn quá nổi tiếng để gắn liền với tên gọi nghịch lý. Cảm ơn Einstein với cái thuyết “thời gian tương đối” của ông, nhờ ông mà tiết học trên lớp như kéo dài hang thế kỷ còn thời gian chơi điện tử thì lại trôi tuột đi lúc nào không biết.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ