"Chiến thắng của Google là cái chết của mô hình bản quyền phần mềm mở & miễn phí"

    Lê Hoàng,  

    Theo luật sư đại diện cho Oracle, chiến thắng của Oracle cho phép phá vỡ các giới hạn của bản quyền GPL vốn đã thúc đẩy sự phát triển của ngành phần mềm trong suốt hàng chục năm qua.

    Vụ kiện giữa Oracle và Google đã kết thúc trong tuần qua khi bồi thẩm đoàn quyết định phần thắng cho Google. Cuộc chiến pháp lý này bắt đầu từ năm 2010 khi Oracle khởi kiện Google với cáo buộc rằng việc Google copy lại các API Java trên Android đã vi phạm bằng sáng chế. Trong phiên xử năm 2012 thẩm phán đưa ra phán quyết rằng các công ty không được đăng ký bản quyền cho API, nhưng phán quyết này sau đó bị tòa phúc thẩm hủy bỏ và tuyên ngược lại. Đến vụ kiện của năm nay, Google đã thuyết phục được bồi thẩm đoàn rằng cách sử dụng API Java (gồm 11.500 dòng code) đều thuộc phạm vi “sử dụng công bằng”.

    Sau vụ kiện này, luật sư Annette Hurst của văn phòng luật Orrick, Herrington & Sutcliffe, đại diện của Oracle đã đăng tải quan điểm của mình lên trang công nghệ Ars Technica. Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm của bà Hurst.

    Cha đẻ Android, Andy Rubin.
    Cha đẻ Android, Andy Rubin.

    Cộng đồng các nhà phát triển phần mềm đang ăn mừng thứ mà họ coi là chiến thắng trong vụ kiện Oracle v. Google. Google đã thắng kiện với phán quyết rằng một cách sử dụng phần mềm không được phép, có ý nghĩa thương mại, có ý nghĩa cạnh tranh và có gây hại trên hàng tỷ sản phẩm là “sử dụng công bằng”. Không một chuyên gia quyền trí tuệ nào có thể dự đoán được rằng cách sử dụng như vậy là công bằng. Trước khi ăn mừng, các nhà phát triển phần mềm hãy suy đoán thật kỹ. Không chỉ có những người chế tạo ra sản phẩm ở khắp nơi sẽ chịu thiệt về phán quyết này (nếu được giữ nguyên), nhưng phong trào phần mềm miễn phí giờ đây đã rơi vào tình cảnh khốn khó.

    Trong khi chúng tôi không biết điều gì đã thuyết phục được bồi thẩm đoàn, quan điểm của Google cuối cùng là như sau: vì các API Java là các sản phẩm mở, bất kỳ cách sử dụng nào đều là hợp lệ và tất cả các giới hạn nhượng quyền đều nên bị bỏ qua. Nói cách khác, nếu bạn cung cấp phần mềm của mình trên bất cứ cơ sở mở và miễn hí nào, bất kỳ cách sử dụng nào cũng sẽ là sử dụng miễn phí.

    Nếu như quan điểm này trở thành luật pháp, bạn có thể chào vĩnh biệt bản quyền GPL.

    Johnathan Schwartz, cựu CEO của Sun Microsystems, công ty sáng tạo ra Java sau này được bán lại cho Oracle.
    Johnathan Schwartz, cựu CEO của Sun Microsystems, công ty sáng tạo ra Java sau này được bán lại cho Oracle.

    Không một doanh nghiệp nào đang cố thương mại hóa phần mềm có chứa một vài yếu tố phần mềm mở có thể bỏ qua phán quyết này. Mô hình nhượng quyền song song rất phổ biến và từ lâu đã phụ thuộc vào sự cân bằng giữa quyền sử dụng miễn phí và quyền sử dụng thương mại. Chi phí nhượng quyền từ những sản phẩm khai thác thương mại sẽ tiếp sức cho quá trình phát triển và sáng tạo dành cho tùy chọn mở miễn phí. Sự cân bằng phụ thuộc vào mức độ tuân theo các giới hạn nhượng quyền được quy định trong tùy chọn mở và miễn phí. Phán quyết của bồi thẩm đoàn này cho rằng những giới hạn đó giờ đây đã trở nên vô nghĩa, bởi để hủy bỏ chúng người ta chỉ cần tuyên bố “sử dụng công bằng”.

    Thật khó để nhìn ra GPL có thể sống sót qua phán quyết này như thế nào. Thực tế, thật khó để nhìn ra quyền sở hữu một phiên bản của bất cứ phần mềm nào được bảo vệ bởi quyền trí tuệ sẽ sống sót qua phán quyết này như thế nào. Các doanh nghiệp phần mềm giờ đây cần phải tăng tốc quá trình chuyển dịch lên đám mây, nơi tất cả mọi thứ đều được điều khiển dưới vai trò một dịch vụ chứ không phải là một phần mềm. Người tiêu dùng sẽ phải hiểu rằng các lựa chọn để sở hữu bất cứ thứ gì sẽ suy giảm, các lựa chọn để bảo vệ dữ liệu của họ, tùy chọn để bảo vệ quyền riêng tư của họ sẽ suy giảm.

    Google là một công ty quảng cáo. Họ không phụ thuộc vào mô hình nhượng quyền phần mềm truyền thống và do đó sẽ tự do phá vỡ các cơ chế bảo vệ của các mô hình này. Ấy vậy mà Google lại kiểm soát các API của mình. Google cấm copy các API của Google cho mục đích thương mại. Thực tế, Google đã từng dàn xếp với FTC về phương thức giới hạn các API của họ.

    Richard Stallman, người sáng tạo ra dự án GNU và cũng là cha đẻ của phong trào phần mềm mở miễn phí.
    Richard Stallman, người sáng tạo ra dự án GNU và cũng là cha đẻ của phong trào phần mềm mở miễn phí.

    Các nhà phát triển hãy cẩn thận. Bạn có thể nghĩ rằng bạn vừa đạt được một chiến thắng ngày hôm qua. Nhưng giờ là lúc nghĩ ra xa khỏi tham vọng copy thoải mái mỗi lần bạn ngồi cạnh bàn phím. Hãy nghĩ về những tác hại rộng lớn hơn, lâu dài hơn. Bạn lẽ ra đã nên chọn phe của Oracle. Những thứ miễn phí từ Google không đồng nghĩa với “miễn phí” theo cách hiểu của Richard Stallman.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày