Chính các nhà khoa học cũng không hiểu tại sao Usain Bolt lại chạy nhanh đến thế

    Dink,  

    Cần gì tới những nhân vật giả tưởng chạy nhanh vô địch, ta có người thật ở đây rồi.

    Bên cạnh Michael Phelps, ta còn một siêu sao trên đường đua nữa, đó là tia chớp Usain Bolt.

    Vận động viên Jamaica này là người chạy nhanh nhất lịch sử, tốc độ bứt phá của anh được biết tới rộng rãi khi ở Thế vận hội Olympic 2008 tại Bắc Kinh, anh đã chạy hết khoảng cách 100 mét trong 9,58 giây.

    Không chỉ choáng váng, các nhà khoa học còn không ngạc nhiên với tốc độ mà cơ thể của Bolt mang lại. Có lẽ là với chiều cao gần 2 mét, anh có một sải chân dài khiến cho anh vượt trội hơn những đối thủ khác của anh. Một vận động viên bứt tốc chuyên nghiệp chạy trung bình mất 44 bước trong quãng đường 100 mét, Usain Bolt chỉ cần tới trung bình 41 bước.

    Cơ thể của anh to lớn, anh chắc chắn phải cần một lượng sức mạnh khổng lồ để có thể đưa cơ thể ấy chạy nhanh như vậy.

    Usain Bolt là một cá nhân cực kì đặc biệt, anh có thể đạt tới gia tốc cao và hoàn toàn có thể giữ cho mình có được vận tốc cao nhất”, theo lời tiến sĩ Anette Hosoi, một kĩ sư vật lý tại Viện Công nghệ Massachusetts.

    Tiến sĩ Hosoi cùng với Samuel Hamner, một kĩ sư khác tại Đại học Stanford đã nghiên cứu về cấu trúc vật lý cơ thể của anh Bolt để hiểu được tại sao vận động viên siêu sao này có thể chạy được nhanh như thế. Họ mong rằng việc nghiên cứu này có thể giúp đỡ những người vận động khó khăn do bệnh tật hay giúp đỡ làng thể thao nói chung có thể có được một cái nhìn khoa học về “phép màu” này.

    Nếu chúng tôi có thể hiểu được hơn về chức năng các cơ của Bolt, ta có thể giúp anh ấy thay đổi cách tập luyện để tốt hơn nữa và để anh có thể chạy được nhanh hơn nữa”, nhà nghiên cứu Hamner nói.

    Nhưng đây sẽ làm một thử thách không hề dễ dàng. Rất nhiều lực khác nhau hoạt động tương ứng với các giai đoạn chạy khác nhau.

    Khoảnh khắc nhăn nhở của Bolt khi thấy không ai bắt kịp anh.
    Khoảnh khắc "nhăn nhở" của Bolt khi thấy không ai bắt kịp anh.

    “Mỗi cơ bắp sẽ có một trạng thái thúc đẩy chính xác khác nhau khi bạn chạy”, Hamner nói. “Nếu như chỉ sai lệch vài milli-giây khi bạn tạo nên những lực cơ bắp này, bạn sẽ bị ngã và bị chấn thương. Vì vậy, não bộ chúng ta phải căn thời gian cực kì chuẩn xác khi gửi những tín hiệu điện xuống cơ bắp, để có thể tạo ra một lực như vậy”.

    Có vẻ như các nhà khoa học vẫn đang tạm thời bó tay với bí quyết khiến Usain Bolt chạy nhanh như một tia chớp. Trong lúc chờ đợi ta vẫn có thể ngắm anh bỏ xa đối thủ trên đường đua, có vẻ như còn lâu nữa mới có một “siêu nhân” khác đánh bại được vận động viên nhanh nhất hành tinh này.

    Tham khảo Motherboard

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ