Chính phủ Brazil phái drone đi theo dõi bộ tộc thiểu số ở biên giới

    Tuấn Hưng,  

    Mới đây, chính phủ của quốc gia nằm ở Nam Mỹ này đã tung ra một đoạn băng ngắn quay lại cảnh 2 người đàn ông thuộc bộ tộc ít người đi lao động trong rừng.

    Ngày nay, công nghệ hiện đại khiến việc kết nối với những người ở cách mình nửa vòng trái đất dễ dàng hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, điều ấy cũng khiến việc vẫn còn đó những bộ tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, chưa giao tiếp với số đông của xã hội bao giờ càng khó tin hơn.

    Chính phủ Brazil phái drone đi theo dõi bộ tộc thiểu số ở biên giới - Ảnh 1.

    Hình ảnh được cắt ra từ clip

    Brazil chính là nơi có rất nhiều bộ tộc như vậy, và mới đây, chính phủ nước này đã công bố những thước phim quay lại cảnh hai người đàn ông vùng cao làm công việc đốn củi trong khu rừng nhiệt đới. Đoạn clip ngắn này được quay lại ở gần khu vực biên giới giữa Brazil và Peru, do tổ chức chính phủ có tên Funai ghi lại.

    Rất khó để nhận biết xem hai cá nhân ở dưới đất này có nhận ra một chiếc drone đang bay lượn ở trên đầu họ hay không. Họ đều dừng lại một lúc trong video, nhưng ở độ cao đáng kể và chất lượng hình ảnh không rõ nét thì không thể biết được họ đang nhìn gì. Đoạn clip này đã giúp chính phủ đưa ra chính sách cấm can thiệp vào khu vực này của rừng nhiệt đới.

    Thước phim theo dõi bộ tộc thiểu sổ do chính phủ Brazil cung cấp

    Có không ít tổ chức thường xuyên theo dõi và giám sát những bộ tộc ở vùng hẻo lánh để tránh sự va chạm giữa nông dân và các thành viên bộ tộc. Khi những người nông dân tiến sâu vào rừng nhiệt đới, đôi khi khu vực canh tác của họ lại nằm trên lãnh thổ của bộ tộc, và điều này có thể nhanh chóng dẫn tới xung đột, thậm chí là đổ máu.

    Trước đây, đã có một vụ việc đau thương về một người đàn ông được mệnh danh là "Kẻ ăn lông ở lỗ". Ông là người sống sót cuối cùng sau vụ tấn công của các nông dân nhằm vào bộ tộc và gia đình ông. Giờ đây, ông sống một mình trong những khu rừng và không bao giờ giao tiếp với thế giới bên ngoài nữa. Không ai hiểu ngôn ngữ của người này, nhưng ông đã tự mình sinh sống trong suốt hơn 2 thập kỷ mà không cần đến sự trợ giúp của ai khác. Biệt danh của ông xuất phát từ thói quen đào nhiều lỗ quanh khu rừng để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như làm chỗ trú ẩn, săn bắt thú hoang.

    Theo BGR

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày