Chip Skylake và Kaby Lake của Intel gặp lỗi crash hệ thống khi kích hoạt tính năng siêu phân luồng trên Windows và Linux

    TVD,  

    Tính năng siêu phân luồng giúp các CPU có khả năng xử lý nhiều luồng dữ liệu song song, tăng hiệu năng đáng kể.

    Cập nhật: Lỗi nghiêm trọng khiến hệ thống crash khi kích hoạt tính năng Hyper Threading (siêu phân luồng) của hầu hết các chip Skylake và Kaby Lake được phát hiện trên hệ điều hành Debia. Tuy nhiên tất cả các hệ điều hành khác bao gồm các phiên bản Linux và Windows cũng có thể gặp sự cố tương tự.

    Các bộ vi xử lý Skylake và Kaby Lake có thể bị crash toàn bộ hệ thống, do một lỗi xảy ra khi kích hoạt tính năng Hyper Threading (siêu phân luồng). Intel đã xác nhận lỗi này và khắc phục tạm thời bằng một bản cập nhật vá lỗi.

    Gần như tất cả các bộ vi xử lý Skylake và Kaby Lake của Intel đều bị ảnh hưởng. Ngay cả các bộ vi xử lý Skylake-X mới cũng có lỗ hổng này, chỉ có một số bộ vi xử lý Kaby Lake X được Intel khẳng định là không bị ảnh hưởng.

    Lỗi hệ thống này xảy ra trong một số trường hợp khi tính năng Hyper Threading được kích hoạt. Công nghệ siêu phân luồng (Hyper Threading) là công nghệ cho phép một CPU vật lý hoạt động như là hai CPU, giúp CPU có khả năng xử lý nhiều tác vụ ở cùng một thời điểm bằng cách chia thành các luồng xử lý khác nhau.

    Sự kết hợp giữa công nghệ lõi kép và công nghệ siêu phân luồng cho phép nhiều luồng xử lý thực hiện song song. Cho tốc độ xử lý nhanh gấp nhiều lần mà không cần tăng tốc độ xung nhịp của CPU. Ví dụ: CPU có 2 lõi khi kết hợp với công nghệ siêu phân luồng sẽ xử lý được 4 luồng dữ liệu cùng một lúc.

    Tuy nhiên Intel khuyến khích người dùng nên tắt tính năng Hyper Threading trên Windows, để tránh lỗi crash hệ thống xảy ra. Do người dùng hệ điều hành Windows sẽ không thể tự tải về bản cập nhật vá lỗi, mà sẽ phải chờ Windows Update tự động cập nhật. Tuy nhiên chỉ có Windows 10 nhận được bản cập nhật này, người dùng Windows 7 và Windows 8 vẫn chưa nhận được cập nhật vá lỗi.

    Để tắt tính năng siêu phân luồng trên Windows, các bạn có thể vào trong BIOS. Sau đó đến mục tùy chỉnh Hyper-Threading hoặc HyperThread control, thông thường nằm trong menu CPU, Processor, Performance, Advanced BIOS hoặc CPU Feature.

    Tại đây, bạn có thể Di chuyển con trỏ đến chữ Enabled, nhấn Enter, sau đó di chuyển con trỏ lên hoặc xuống để chọn Disabled. Lưu lại các thay đổi trong BIOS và bạn đã có thể tắt tính năng Hyper Threading.

    Cho đến khi bản cập nhật Windows có thể khắc phục lỗ hổng này, thì việc tắt tính năng Hyper Threading là giải pháp hữu hiệu duy nhất.

    Không chỉ có các bộ vi xử lý của Intel gặp lỗi, báo cáo mới đây cho biết các bộ vi xử lý AMD cũng có một lỗ hổng tương tự. Cách khắc phục tạm thời là vô hiệu hóa Micro-Op bộ nhớ Cache.

    Tham khảo: arstechnica

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ