Cho trí tuệ nhân tạo thử vẽ tranh, đến con người còn tưởng nhầm đó là họa sĩ thực thụ

    Alex Vũ Spiderum,  

    Các nhà nghiên cứu đã phát triển một mạng lưới AI có khả năng sáng tạo. Nó được xây dựng dựa trên các hệ thống sẵn có cho phép máy tính học và sáng tạo nghệ thuật bằng cách quan sát. Họ phát hiện ra rằng người bình thường không thể phân biệt được sự khác nhau giữa các tác phẩm tạo ra bởi AI và các tác phẩm tạo ra bởi con người.

     Các nhà khoa học đã phát triển thành công một họa sĩ AI có thể tạo ra được các tác phẩm không khác gì so với một tác phẩm nghệ thuật thủ công.

    Các nhà khoa học đã phát triển thành công một 'họa sĩ AI' có thể tạo ra được các tác phẩm không khác gì so với một tác phẩm nghệ thuật thủ công.

    Hệ thống này được xây dựng dựa trên những kỹ thuật sẵn có để sản xuất ra tranh họa và học hỏi về phong cách thông qua việc quan sát. Nhưng không giống như những cách tiếp cận trước đây, mạng lưới mới này cũng có khả năng sáng tạo nữa.

    Khi được đưa vào kiểm tra, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng người bình thường không thể nào phân biệt được những tác phẩm tạo ra bởi hệ thống và những tác phẩm tạo ra bởi các họa sĩ đương thời - và đôi khi, các hình ảnh được AI sản xuất ra thậm chí còn được đánh giá cao hơn cả tác phẩm của các nghệ sĩ.

    Hệ thống trí tuệ nhân tạo được thử nghiệm trong nghiên cứu này được gọi là CAN (Creative Adversarial Network), và đồng thời mở rộng trên một loại hệ thống có tên gọi GAN (Generative Adversarial Network), theo lời giải thích của đội ngũ trong một bài nghiên cứu được đăng tại arXiv.

    Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Rutgers, phòng nghiên cứu AI của Facebook, và trường Đại học Charleston đã gửi vào mạng lưới này gần 81.449 bức tranh từ 1.119 các họa sĩ khác nhau trải dài từ thế kỷ 15 tới thế kỷ 20, bao gồm một lượng lớn các loại trường phái hội họa.

    Những người tham gia sau đó đã được gọi vào để đánh giá mức độ sáng tạo của các bức tranh mà hệ thống tạo ra.

    Bức tranh của AI đã được so sánh với hai bộ tranh của các họa sĩ thực: Bộ tranh trường phái Ấn tượng Trừu tượng được ra đời từ 1945 tới 2007, và Bộ tranh Basel 2016.

    Và các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng hệ thống của họ còn có thể đánh lừa được cả một người quan sát thật. Người bình thường không thể phân biệt được sự khác nhau giữa các tác phẩm tạo ra bởi AI và các tác phẩm tạo ra bởi con người.

    "Chúng tôi thực hiện các thí nghiệm này để so sánh các phản ứng của những người tham gia đối với các bức tranh của AI so với các bức tranh của người thật," các tác giả đã viết.

    "Các kết luận cho thấy những người tham gia đã không thể phân biệt được giữa các bức tranh sản xuất bởi hệ thống và các bức tranh tạo ra bởi các họa sĩ đương đại được trưng bày tại các phòng tranh hiện đại."

     Đôi khi các hình ảnh được AI sản xuất ra thậm chí còn được đánh giá cao hơn cả người làm

    Đôi khi các hình ảnh được AI sản xuất ra thậm chí còn được đánh giá cao hơn cả người làm

    Thành công của nó phần lớn là do cách tiếp cận mới này cho phép AI vượt qua được các giới hạn của hệ thống cũ, để có thể tự do phát triển sáng tạo và sản xuất ra các bức tranh giống thật hơn, các nhà nghiên cứu đã giải thích.

    Hệ thống trước đó, GAN, dựa trên hai mạng lưới phụ, được gọi là 'máy sản xuất' và 'máy phân biệt.' Máy sản xuất sẽ tạo ra các hình ảnh tương đồng với các hình ảnh trong bộ hình ảnh đào tạo - nhưng không được nhìn thấy những bức ảnh đó. Tuy vậy, theo giải thích của các nhà nghiên cứu, loại hệ thống này không cho phép sáng tạo.

     Biểu đồ hệ thống CAN

    Biểu đồ hệ thống CAN

    "Bởi vì máy sản xuất được yêu cầu sản xuất các hình ảnh để đánh lừa máy phân biệt nghĩ rằng chúng đến từ các dữ liệu đào tạo có sẵn, nên cuối cùng máy sản xuất sẽ chỉ sản xuất các hình ảnh giống với các bức tranh sẵn có ngoài đời."

    "Không hề có động lực để sản xuất ra cái gì sáng tạo cả. Không có điều gì thúc đẩy máy sản xuất khám phá thêm những không gian sáng tạo."

     So sánh tranh các hệ thống

    So sánh tranh các hệ thống

    Vì thế, họ đã phát triển nên một mạng lưới để có thể tiến thêm một bước, đó là mạng lưới CAN (Creative Adversarial Network).

     Hệ thống này cũng sử dụng hai mạng lưới phụ.

    Hệ thống này cũng sử dụng hai mạng lưới phụ.

    Máy phân biệt được gửi một bộ tranh lớn được đầy đủ tên hiệu trường phái, theo giải thích của các nhà nghiên cứu, ví dụ như Phục Hưng, Baroque, Ấn tượng, hay Biểu hiện, và máy sản xuất thì không được truy cập vào bất kỳ bức tranh nào cả.

    Khi nó sản xuất ra một bức tranh, nó sẽ nhận được hai tín hiệu từ phía máy phân biệt: một để phân loại xem bức tranh này là 'hội họa hay không phải hội họa,' và tín hiệu còn lại để để đánh giá khả năng phân loại bức tranh đó vào các trường phái hội họa của máy phân biệt.

    Các nhà nghiên cứu nói rằng những tín hiệu này hoạt động dưới dạng các động lực trái chiều, qua đó thúc đẩy 'máy sản xuất khám phá các không gian sáng tạo mới gần với hội họa đương đại (để tối ưu hóa mục tiêu đầu tiên), và đồng thời cũng tối ưu hóa mức độ mơ hồ của các bức tranh sản xuất ra để phù hợp với tiêu chuẩn sáng tạo của các trường phái hội họa khác nhau.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ