Choáng ngợp với những công nghệ như phim viễn tưởng đang được trưng bày tại hội chợ DARPA

    Ryankog,  

    Trong sự kiên này có rất nhiều công nghệ độc đáo đến kỳ lạ, từ những chiếc drone hoạt động dưới nước cho đến cánh tay giả như trong phim Terminator 2.

    Tuần qua, vào 11/5 DARPA (Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến trực thuộc Lầu Năm Góc) đã tổ chức sự kiện Demo Day để trưng bày hơn 60 dư án họ đang nghiên cứu với giới báo chí, lãnh đạo quân đội và những nhà thầu chính phủ. Trong sự kiên này có rất nhiều công nghệ độc đáo đến kỳ lạ, từ những chiếc drone hoạt động dưới nước cho đến cánh tay giả như trong phim Terminator 2.

    Hãy cùng dạo một vòng quanh Demo Day và điểm mặt những công nghệ nổi bật mà “nơi của những ý tưởng khoa học điên rồ” mang đến.

    Rất nhiều công nghệ mà chúng ta sử dụng hiện nay là đến từ DARPA

    Những thứ như GPS, các linh kiện máy tính như chuột hay giao diện người dùng và cả mạng Internet đều bắt nguồn từ dự án của DARPA.

    Đó là lý do mà những nghiên cứu của DARPA luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, và có thể một vài trong số những dự án này sẽ được phục vụ cho mục đích dân dụng.

    Một trong số những dự án nổi bật có thể sử dụng cả trong mục đích quân sự và dân sự chính là cánh tay giả cơ học, một thiết bị dành cho những người vì lý do nào đó mà mất đi cánh tay của mình.

    Tiến sĩ Justin Sanchez, giám đốc bộ phận công nghệ sinh học của DARPA cho biết cánh tay này có thể mang đến cho người dùng “khả năng điều khiển tự nhiên nhất, gần như cánh tay thật của bạn”.

    Bộ phận này cũng đang nghiên cứu công nghệ cấy ghép não có thể phục hồi trí nhớ cho các binh sĩ bị ảnh hưởng bởi chấn thương não.

     Tiến sĩ Justin Sanchez.

    Tiến sĩ Justin Sanchez.

    “Bạn bị chấn thương não và mất đi khả năng hình thành và nhớ lại ký ức, nếu bạn có một thiết bị giúp giải quyết được chuyện này thì mọi chuyện sẽ khác”, Sanchez cho biết.

    Nhóm của anh đã thực hiện các cuộc nghiên cứu trên con người và cho thấy các nhà khoa học có thể ghi nhận và hiểu được tín hiệu từ não, họ đã khám phát ra rằng một xung điện nhỏ có thể kích thích việc hình thành trí nhớ.

    “Một tương lai thú vị đang chờ đón chúng ta”, Sanchez nói.

    Cấy ghép não có thể mang đến tương lai mới cho những người đang phải trải qua chứng mất trí nhớ.

    Một trong những dự án nổi bật nữa là HACMS, hay High-Assurance Cyber Military Systems. Mục tiêu của dự án này là tạo ra phần mềm khiến hacker khó có thể đột nhập vào những thứ như drone hay mạng lưới quân đội.

    “Tôi không nghĩ trên đời này có một hệ thống kỹ thuật số nào là an toàn tuyệt đối, và tôi cũng không nghĩ là hệ thống của chúng tôi là hoàn hảo, nhưng chúng tôi chắc chắn rằng nó sẽ giảm rất nhiều các lỗ hổng mạng”, tiến sĩ Raymond Richards, quản lý chương trình nghiên cứu cho biết.

    Thậm chí DARPA đã mời các hacker có tay nghề cao để hack và hệ thống có sử dụng HACMS, và họ đã không thể làm được. Công nghệ này đang được sử dụng trong những ứng dụng dân dụng như để bảo mật cho thiết bị y tế, mọi người đều có thể sử dụng nó bằng cách truy cập vào Github.

    “Chúng tôi đã cho nền tảng của mình thử sức với nhóm hacker, họ có thể hack vào mạng chủ, hay những hệ thống chưa được thiết lập, họ cho thấy có rất nhiều cách để thực hiện việc hack. Nhưng với hệ thống có HACMS, nhóm hacker này không thể xâm nhập vào được”, Richard đã nói như vậy với phóng viên của TI.

    Công nghệ camera đêm độ phân giải cao có thể chia sẽ hình ảnh cũng đang được nghiên cứu. Người chỉ huy sẽ trực tiếp thấy những thứ mà binh sĩ đang thấy.

    Chương trình nghiên cứu cảm biến nhiệt giá rẻ cũng đang diễn ra với hy vọng là sẽ tạo ra cảm biến giá rẻ gấp 10 lần hiện tại. Nghĩa là trong tương lai có thể tất cả binh lính sẽ “đi đêm” dễ dàng hơn với công cụ này, và chúng sẽ có độ phân giải cực cao.

    DARPA cũng đang hợp tác với Nvidia để phát triển công nghệ Virtual Eye. Cho phép binh lính có được hình ảnh bản đồ kỹ thuật số của căn phòng mà họ chuẩn bị đạp cửa xông vào chỉ với một máy tính bảng và vài camera.

    Trung Tran, quản lý chương trình nghiên cứu, đã nói rằng: “Bạn có thể ném hai chiếc camera vào phòng, và từ camera, chúng tôi có thể tạo ra hình ảnh 3D hoàn chỉnh của căn phòng”.

    Sử dụng góc nhìn của Virtual Eye, binh lính có thể “đi” vòng quanh phòng và xem xét mọi thứ bên trong. Hai camera sẽ làm việc cùng nhau để tạo nên một bản đồ ảo liền mạch.

    “Tôi có thể làm tất cả điều này mà không cần phải đưa người lính vào tình huống nguy hiểm”, Tran nói. “Đặc biệt là khi bạn phải đối đầu với kẻ thù nguy hiểm như ISIS, chúng thường đặt bẫy khắp nơi và việc đưa binh sĩ vào phòng là quá nguy hiểm”.

    Nhưng tại sao lại phải đi bằng đường cửa khi bạn có thể dùng đường…mái nhà? Đó chính là dự án Z-Man của DARPA, với mục tiêu là biến một đội quân thành…người nhện.

    Tiến sĩ John A. Main, quản lý dự án của Phòng Khoa học Quốc phòng nói rằng DARPA đã nghiên cứu cách mà loài tắc kè leo tường và một ngày nào đó sẽ áp dụng lên một công nghệ con người có thể sử dụng. Họ đã đạt được khá nhiều tiến bộ, đã tạo ra được thiết bị giúp một người có thể leo lên các vật liệu như kim loại, kính, và cả những thứ làm bằng sợi thủy tinh.

    Main cho biết trong môi trường thành thị với những tòa nhà cao tầng thì leo treo là một kỹ năng rất quan trọng.

    Dự án Warrior Web, giáp cường lực của DARPA. Cơ quan đã nói rằng bộ giáp này sẽ giúp binh lính giảm mệt mỏi và trong thiết kế cuối cùng nó sẽ có hình dáng như bộ đồ lặn.

    Được thiết kể để sử dụng cho những đội quân thực hiện nhiệm vụ trên địa hình nhiều đồi dốc với balo nặng từ 35 đến 45 kg, bộ giáp Warrior Web sẽ trợ lực cho các binh sĩ và giúp họ đỡ hao sức hơn.

    “Khi bạn bước chân thì mô tơ sẽ kéo một dây cáp quanh cơ đùi sau của bạn”, Patrick Murphy, nhà nghiên cứu tại Viện Wyss Harvard cho biết. “Điều này sẽ trợ lực cho mỗi bước chân của bạn”.

    Hiện tại Warrior Web vẫn đang ở bước đầu của quá trình nghiên cứu và phát triển, nhưng những binh lính tham gia thử nghiệm đã đưa lại phản hồi tốt cho DARPA.

    Hệ thống phiên dịch Broad Operational Language Translation (BOLT) của DARPA còn tốt hơn cả Google Translate, nó cho phép phiên dịch theo thời gian thật giữa tiếng Anh và tiếng Ả Rập.

    Nhóm đang thử nghiệm trên màn hình lớn để mọi người có thể thấy, nhưng trong thực tế khi dùng thì nó sẽ là một ứng dụng trên smartphone Android.

    Một binh lính nói tiếng Anh sẽ nhấn nút bắt đầu, sau đó nói một câu bằng tiếng Anh, sau đó thiết bị sẽ lặp lại câu đó bằng tiếng Ả Rập. Người nói tiếng Ả Rập cũng sẽ làm tương tự vậy.

    Dự án này thật sự rất có ích cho những đội quân không có phiên dịch. Hiện tại thì BOLT chỉ dịch được tiếng Ả Rập, nhưng trong tương lai nó sẽ hỗ trợ nhiều tiếng khác.

    Không chỉ có công nghệ, DARPA là một cơ quan quân đội, và họ cũng nghiên cứu thử nghiệm vũ khí, như một tên lửa có tốc độ gấp 5 lần âm thanh.

    Hypersonic Air-breathing Weapon Concept là một tên lửa được thiết kế dựa theo X-51 “WaveRider”, chiếc máy bay chiến đấu không người lái có tốc độ Mach 5 của DARPA được giới thiệu vào năm 2013.

    HAWC có khả năng hoạt động linh hoạt, tấn công tầm xa, tấn công theo thời gian chính xác hoặc tấn công vào mục tiêu được bảo vệ dày đặc. Nói cách khác, một tên lửa có tốc độ nhanh như vậy sẽ rất khó để phòng chống.

    Lực lượng Không quân đang bắt đầu sử dụng máy bay không người lái, nhưng lực lượng Hải quân cũng không nằm ngoài cuộc chơi. Bộ phận hàng hải của DARPA đang tập trung vào những chiếc tàu không người lái.

    Đây là Sea Hunter, một ACTUV, phương tiện theo dõi liên tục các tàu ngầm của đối phương, không có bất cứ thủy thủ nào trên tàu điều khiển hay điều khiển từ xa.

    DARPA cũng đang nghiên cứu các hệ thống không người lái khác để chống tàu ngầm. Một trong số đó là SHARK, về cơ bản đây là một chiếc tàu ngầm không người lái.

    SHARK là phương tiện không người lái hoạt động dưới mặt nước và mang trên mình thiết bị phát hiện tàu ngầm.

    Quản lý dự án Shelby Sullivan cho biết điểm độc đáo nhất của SHARK chính là khả năng tự hoạt động của nó. “Thiết bị này tự bơi và tự tìm cách khảo sát khu vực mà không cần phải có người điều khiển”.

    SHARK có thể dùng để bảo vệ những nơi mà Hải quân đang hoạt động, hay hoạt động như một lá chắn giúp phát hiện tàu ngầm và gửi tín hiệu báo động cho các tàu xung quanh.

    Và nếu trong khu vực không có chiếc thuyền nào, DARPA đã có dự án độc đáo phóng drone từ dưới mặt biển lên trời và truyền thông tin cho quân đội.

    Quản lý dự án, tiến sĩ Jeffrey Krolik cho biết: “Ý tưởng ở đây là phải đặt trước chúng. Ta phải lắp đặt chúng để đề phòng, và khi cần thì khởi động chúng”.

    Về cơ bản thì Hải quân sẽ lắp đặt một ống nhỏ dưới đáy biển, ống này phải chịu được áp suất nước cực lớn. Bên trong sẽ là một chiếc drone, hay thứ gì đó khác (Krolik cho biết vẫn chưa có kế hoạch về món vũ khí bên trong), có khả năng nằm dưới đáy biển khoản 5 năm, và gần như không thể bị phát hiện.

    Ông nói: “Rất khó để phát hiện một thứ nằm 6000 m dưới mặt biển. Hãy thử nhìn xem việc phát hiện ra các xác máy bay hay tàu chìm là khó như thế nào”.

    Khi cần phóng lên, nó có thể được khởi động qua giao tiếp âm thanh hay cáp dưới biển, và nó sẽ nổi lên rồi mở ra để giải phóng vũ khí bên trong.

    Tham khảo: TechInsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày