Chóng mặt với những vật thể trông đơn giản nhưng lại có thể tạo ra ảo giác quang học và “gây lú” cực mạnh

    Thiên Long,  

    Những vật thể kỳ lạ này tạo ra ảo giác quang học khiến những người xem qua tưởng tượng như thế là một loại ma thuật vậy.

    Chúng ta đã từng bị mê hoặc bởi các loại ảo ảnh quang học nhưng cho tới khi giáo sư Kokichi Sugihara đến từ Đại học Meiji sáng tạo ra những vật thể lạ trông hoàn toàn khác biệt khi nhìn qua gương thì có lẽ ảo giác quang học chưa phải là cảnh giới cao nhất của ảo ảnh.

    Chóng mặt với những vật thể trông đơn giản nhưng lại có thể tạo ra ảo giác quang học và “gây lú” cực mạnh - Ảnh 1.

    Sugihara là một nhà toán học và nghệ sỹ chuyên sáng tạo đồ chơi quang học. Ông đã giành được nhiều giải thường lớn tại Cuộc thi Best Illusion of the Year Contest. Niềm cảm hứng từ những giải thưởng càng thôi thúc Sugihara sáng tạo ra thêm nhiều vật thể có thể tạo ra ảo giác cho người xem.

    Trông thì giống như ngôi sao 4 cánh nhưng khi đặt trước gương, vật thể đặc biệt này bỗng hóa thành 4 vòng tròn nhỏ khác nhau khi nhìn từ phía đối diện.

    Ngoài ra, Sugihara còn khéo léo tạo ra các vật thể với những đường nét được xử lý vô cùng tinh tế nhằm đánh lừa thị giác của người nhìn.

    Ví dụ như mũi tên đặc biệt này. Khi mũi tên hướng sang bên phải, thật khó để tin rằng, nó thực sự có hình dạng giống như bức hình dưới đây khi nhìn từ góc độ khác.

    Ảo giác với hình dạng thật của mũi tên

    Chóng mặt với những vật thể trông đơn giản nhưng lại có thể tạo ra ảo giác quang học và “gây lú” cực mạnh - Ảnh 3.

    Sự chênh lệnh về độ cao dần tạo ra ảo giác, khiến người xem nhầm tưởng các góc và cạnh của mũi tên biến thành vòng tròn.

    Tiếp theo là cỏ ba lá biến thành trái tim khi nhìn từ một góc độ khác. Tấm gương đã góp phần biến ảo ảnh đó trở nên chân thực hơn.

    Ảo giác với biểu tượng các quân bài

    Rõ ràng việc chế tạo ra các đồ chơi và vật thể này không hề đơn giản, bởi lẽ người làm sẽ cần phải có một khả năng tư duy hình khối cực tốt, đặc biệt là tính toán tỷ lệ chính xác đến từng mm.

    Ảo ảnh quang học thường dùng để đánh lừa tâm trí chúng ta khi nhìn thấy các đường thẳng hoặc che giấu một thứ gì đó trong một phặt phẳng. Sugihara không chỉ là một nhà toán học mà còn là một nhà ảo thuật có tài năng biến những đồ vật bình thường thành các ảo giác pha trộn giữa sự phức tạp và đơn giản.

    Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi các tác phẩm ảo giác và cách lý giải ảo giác dưới đây. Theo dõi thêm tài khoản Instagram của Sugihara tại đây để xem thêm các tác phẩm thú vị khác.

    Chóng mặt với những vật thể trông đơn giản nhưng lại có thể tạo ra ảo giác quang học và “gây lú” cực mạnh - Ảnh 5.
    Chóng mặt với những vật thể trông đơn giản nhưng lại có thể tạo ra ảo giác quang học và “gây lú” cực mạnh - Ảnh 6.
    Chóng mặt với những vật thể trông đơn giản nhưng lại có thể tạo ra ảo giác quang học và “gây lú” cực mạnh - Ảnh 7.
    Chóng mặt với những vật thể trông đơn giản nhưng lại có thể tạo ra ảo giác quang học và “gây lú” cực mạnh - Ảnh 8.
    Chóng mặt với những vật thể trông đơn giản nhưng lại có thể tạo ra ảo giác quang học và “gây lú” cực mạnh - Ảnh 9.
    Chóng mặt với những vật thể trông đơn giản nhưng lại có thể tạo ra ảo giác quang học và “gây lú” cực mạnh - Ảnh 10.
    Chóng mặt với những vật thể trông đơn giản nhưng lại có thể tạo ra ảo giác quang học và “gây lú” cực mạnh - Ảnh 11.
    Chóng mặt với những vật thể trông đơn giản nhưng lại có thể tạo ra ảo giác quang học và “gây lú” cực mạnh - Ảnh 12.
    Chóng mặt với những vật thể trông đơn giản nhưng lại có thể tạo ra ảo giác quang học và “gây lú” cực mạnh - Ảnh 13.
    Chóng mặt với những vật thể trông đơn giản nhưng lại có thể tạo ra ảo giác quang học và “gây lú” cực mạnh - Ảnh 14.
    Chóng mặt với những vật thể trông đơn giản nhưng lại có thể tạo ra ảo giác quang học và “gây lú” cực mạnh - Ảnh 15.
    Chóng mặt với những vật thể trông đơn giản nhưng lại có thể tạo ra ảo giác quang học và “gây lú” cực mạnh - Ảnh 16.

    Tham khảo Soranews24

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ