Chưa bao giờ trong lịch sử tiến hóa của loài người, khí CO2 trong khí quyển lại nhiều đến vậy

    Nguyễn Linh, Theo Trí Thức Trẻ 

    “Chúng ta chưa từng thấy một hành tinh như thế này”. Đó là phản ứng của nhà khí tượng học Eric Holthaus khi biết rằng nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đã đạt đến độ cao chưa từng thấy trong lịch sử tồn tại của loài người.

    Theo dữ liệu từ Đài thiên văn Mauna Loa ở Hawaii, nồng độ CO2 trong khí quyển là hơn 415 phần triệu (ppm), cao hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm nào trong 800.000 năm qua, ngay cả trước khi sự tiến hóa của người tinh khôn diễn ra.

     Chưa bao giờ trong lịch sử tiến hóa của loài người, khí CO2 trong khí quyển lại nhiều đến vậy - Ảnh 1.

    Nhà khí tượng học Holthaus đã phát hiện ra mức CO2 cao kỷ lục mới vào ngày 12/5, khi số liệu được đăng tải trên trang Tweeter của Viện Hải dương học Scripps, nơi đo tỷ lệ CO2 hàng ngày tại Mauna Loa cùng với các nhà khoa học từ Cục quản lý Khí quyển và Đại dương.

    Các phép đo đã được tiến hành kể từ khi chương trình được bắt đầu vào năm 1958 bởi nhà khoa học quá cố, Charles David Keeling; Đường cong Keeling, một biểu đồ tăng nồng độ CO2 trong khí quyển, cũng được lấy theo tên ông.

    Phát ngôn của Holthaus trênTweeter được chia sẻ rộng rãi: "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, bầu khí quyển của hành tinh chúng ta có hơn 415ppm CO2".

     Chưa bao giờ trong lịch sử tiến hóa của loài người, khí CO2 trong khí quyển lại nhiều đến vậy - Ảnh 2.

    Nồng độ CO2 được đo gần đây là 415,26 ppm, cao nhất trong hàng ngàn năm qua.

    "Không chỉ trong lịch sử được ghi lại, không chỉ từ khi phát minh ra nền nông nghiệp 10.000 năm trước, mà ngay cả trước sự tồn tại của con người hiện đại hàng triệu năm trước",

    Trong kỷ nguyên Pliocene, khoảng 3 triệu năm trước, khi nhiệt độ toàn cầu được ước tính ấm hơn 2-3 độ C so với hiện nay, nồng độ CO2 được cho là đã đạt mức cao nhất trong khoảng từ 310 đến 400 ppm.

    Vào thời điểm đó, Bắc Cực được bao phủ bởi cây, không phải băng và nhiệt độ mùa hè ở tận phía bắc được cho là đã đạt khoảng 15 độ C (60 độ F). Mực nước biển toàn cầu trong Pliocene được cho là cao hơn 25 mét (82 feet) so với hiện nay, chưa kể có thể là cao hơn.

    Những hệ quả tàn phá

    Nồng độ CO2 cao trong khí quyển – gây nên bởi hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch và chặt phá rừng của con người – đã ngăn chặn chu trình làm mát tự nhiên của Trái đất, giữ nhiệt gần bề mặt và khiến nhiệt độ toàn cầu ngày càng tăng cao với những hệ quả mang tính phá hủy nghiêm trọng.

    Sự giải phóng CO2 và các khí nhà kính khác đã khiến cho nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1 độ C và chúng ta có khả năng sẽ đi đến bế tắc trong tình trạng nhiệt độ ngày càng cao này nếu chính phủ các nước trên toàn thế giới không ngay lập tức hành động.

    Theo 70 nghiên cứu khí hậu được đánh giá tương đương, một thế giới ấm hơn 2 độ sẽ có thêm 25% ngày nóng và các sóng nhiệt – điều này đem đến những rủi ro lớn về sức khỏe và những rủi ro liên quan đến hỏa hoạn.

     Chưa bao giờ trong lịch sử tiến hóa của loài người, khí CO2 trong khí quyển lại nhiều đến vậy - Ảnh 3.

    Cháy rừng sẽ xảy ra thường xuyên hơn nếu nồng độ CO2 tiếp tục tăng cao, Trái Đất nóng lên.

    Trên khắp thế giới, cứ sau 5 năm, 37% dân số sẽ phải hứng chịu ít nhất một đợt nắng nóng nghiêm trọng và thời gian hạn hán trung bình sẽ tăng thêm 4 tháng, khiến cho khoảng 39 triệu người bị khan hiếm nước và 194,5 triệu người phải hứng chịu hạn hán nghiêm trọng.

    Lũ lụt và thời tiết khắc nghiệt như lốc xoáy và bão sẽ tăng lên, cháy rừng sẽ xảy ra thường xuyên hơn và năng suất cây trồng sẽ giảm. Cuộc sống của động vật sẽ bị tàn phá, với khoảng 1 triệu loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, muỗi sẽ phát triển mạnh, có nghĩa là hơn 27% hành tinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh sốt rét và các bệnh khác do muỗi truyền sang.

    Đó chỉ mới là tăng 2 độ, một mức tăng mà chúng ta chỉ hy vọng nó dừng ở đó. Nếu nhiệt độ tăng 3 hoặc 4 độ, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn "hothouse Earth" (Nóng lên toàn cầu), có thể khiến cho nhiều nơi trên hành tinh không còn ở được nữa.

     Chưa bao giờ trong lịch sử tiến hóa của loài người, khí CO2 trong khí quyển lại nhiều đến vậy - Ảnh 4.

    Không chỉ các loài động vật, cả con người cũng sẽ không còn chỗ ở.

    Tất cả điều này đã được dự đoán trong nhiều thập kỷ nay. Chúng tôi cũng biết những gì cần phải làm để ngăn chặn nó - cắt giảm đáng kể lượng khí thải carbon, trồng rừng và tạo ra các bể chứa carbon, các công nghệ mới để thu hồi carbon và các sáng kiến khác, hoặc, theo lời của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu là "những thay đổi nhanh chóng, sâu rộng và chưa từng có trong tất cả các khía cạnh của xã hội."

    Điều này có thể được thực hiện và nhiều cá nhân, tổ chức đang cố gắng buộc chính phủ của họ phải hành động, nhưng chúng ta sắp hết thời gian để tránh cho Trái Đất biến thành một thế giới mà chúng ta thực sự không biết cách xử lý như thế nào.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ