Chuẩn bị "kiểm tra bài cũ" với Quốc hội Mỹ về vụ rò rỉ thông tin người dùng, Mark Zuckerberg nháo nhào thuê "gia sư" huấn luyện trả lời phỏng vấn

    KON,  

    Với Facebook, ngày thứ ba tới đây đáng sợ hơn cả bài kiểm tra cuối kỳ vậy.

    Hôm thứ ba tới đây, Mark Zuckerberg, giám đốc điều hành của Facebook, sẽ phải chào tạm biệt chiếc áo phông màu xám của mình và sẽ khoác vào một bộ vest với cà vạt, và sẽ dành hai ngày để cung cấp lời khai tại Capitol Hill. Tới đây, Zuckerberg sẽ phải xin lỗi vì những sai lầm của Facebook, và phải trấn an Quốc hội rằng Facebook sẽ ngăn chặn các thế lực bên ngoài sử dụng dịch vụ của công ty để can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ, và phải nêu rõ kế hoạch của công ty trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.

    Để chuẩn bị cho lời khai của Zuckerberg, sự xuất hiện đầu tiên với tính chất như thế này của anh, Facebook đã phải dành ra một vài tuần cuối cùng để cố gắng biến hình ảnh công khai của mình, từ một gã khổng lồ ngạo mạn trở thành một hình mẫu cởi mở, sẵn sàng công bố về những chính sách riêng tư và các biện pháp chống lạm dụng mới trên nền tảng này. Facebook cũng đang phải chuẩn bị cho các giám đốc điều hành của công ty sẵn sàng cho hàng loạt các cuộc phỏng vấn sắp tới.

    Facebook cũng đã thuê hẳn một đội chuyên gia khủng, bao gồm cả cựu trợ lý đặc biệt cho cựu tổng thống George W. Bush, để giúp Zuckerberg, 33 tuổi, trở nên thoải mái hơn trong việc nói chuyện trước đám đông, thông qua một khoá học tăng cường về sự khiêm nhường và khả năng quyến rũ. Theo kế hoạch của công ty, khi mà Zuckerberg ngồi xuống trước Uỷ ban Thương mại và Tư pháp Thượng viện vào thứ ba, Mark Zuckerberg sẽ có thể nói về những thay đổi cụ thể, và trả lời được mọi câu hỏi mà anh phải tiếp nhận.

    Lời khai của Zuckerberg sẽ là một trong những thử thách lớn nhất trong sự nghiệp của anh, và sẽ là một thời khắc quan trọng cho tương lai của công ty. Các hoạt đọong thu thập dữ liệu của Facebook, cốt lõi của mô hình kinh doanh quảng cáo của mạng xã hội này, đã bị chỉ trích trong nhiều tuần gần đây, khi mà công ty đang bị buộc phải ước tính lại con số người dùng bị rò rỉ thông tin, và đã phải thừa nhận rằng phần lớn người dùng trên tổng số 2 tỷ người sử dụng Facebook có thể đã có thông tin công khai cá nhân bị nạo sạch bởi những kẻ thu thập dữ liệu. Tim Cook, giám đốc điều hành của Apple, cũng đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích các tiếp cận của Facebook trong việc kiếm tiền từ dữ liệu người dùng.

    Trước chuyến đi của Zuckerberg tới Washington, Facebook đã thuê một nhóm từ công ty luật WilmerHale và một số chuyên gia bên ngoài để hướng dẫn anh cách trả lời những câu hỏi mà các nhà lập pháp có thể hỏi, cách ngắt quãng câu trả lời và cách phản ứng khi bị gián đoạn. Facebook cũng đã thiết lập các buổi diễn tập điều trần cho Mark Zuckerberg.

    Nhân viên nội bộ cũng đã thôi thúc Zuckerberg phải trả lời các câu hỏi của các nhà lập pháp một cách trực tiếp, và phải cố làm sao để bản thân không tỏ ra quá tự vệ. Mục tiêu của họ là biến Zuckerberg trở thành một con người dễ chịu, thẳng thắn, và khiên tốm nhất có thể.

    Khi phải đối mặt với những câu hỏi về vai trò của Facebook trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và những vấn đề liên quan đến quyền riêng tư, ban đầu, Zuckerberg luôn cố lảng tránh câu hỏi và các yêu cầu gặp mặt của các nhà làm luật tại Mỹ và châu Âu. Thay vào đó, anh này đã gửi những giám đốc cấp cao, bao gồm Sheryl Sandberg và Colin Stretch để trả lời các câu hỏi khó từ các nhà lập pháp và phóng viên.

    Tuy nhiên, vào tháng trước, sau khi vụ rò rỉ dữ liệu cá nhân của 87 triệu người dùng Facebook với Cambridge Analytica bị bại lộ vào tháng trước, Zuckerberg không còn có thể trốn tránh được nữa rồi.

    Trong mấy tuần gần đây, Facebook cũng đã thắt chặt các chính sách về chia sẻ dữ liệu và đã đưa ra các hệ thống mới, đơn giản hơn, để giúp người dùng kiểm soát cài đặt bảo mật và quyền riêng tư của họ.

    Như hiện tại, nguy cơ Zuckerberg tiếp tục lảng tránh, hay tiếp tục chọc giận các quan chức nhà nước là rất cao, và điều này có thể khiến họ tiếp tục tấn công mạng xã hội này mạnh hơn. Cổ phiếu của công ty đã giảm khoảng 15% trong vòng 3 tuần kể từ khi vụ rò rỉ thông tin bị bại lộ.

    Ngoài việc phải xoa dịu các nhà lập pháp và các nhà đầu tư, Zuckerberg sẽ còn phải thuyết phục một nhóm đối tượng nữa trong các buổi gặp mặt trong tuần tới, đó chính là nhân viên của Facebook, những người đã bắt đầu đặt câu hỏi về sự lãnh đạo của công ty khi mà cuộc khủng hoảng đã xảy đến.

    Tuần trước, căng thẳng nội bộ trở nên sôi sục khi một bản tin nội bộ vào năm 2015 của Andrew Bosworth, một giám đốc cấp cao của Facebook, bị BuzzFeed công bố. Bản tin nội bộ này đã bảo vệ chiến lược "phát triển vì mọi giá" của Facebook, đã khiến nhiều nhân viên trở nên lo sợ trước các vụ rò rỉ thông tin nội bộ trong tương lai. Nhiều người còn tranh cãi rằng Facebook hãy nên nhìn vào sự việc đó để suy xét lại trách nhiệm bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.

    Nhiều kĩ sư của Facebook cũng báo cáo là muốn được chuyển sang các bộ phận Instagram và WhatsApp. Vào hôm thứ tư, Westin Lohne, nhà thiết kế sản phẩm tại Facebook, đã chia sẻ trên Twitter rằng ông đã ròi bỏ công việc của mình tại công ty vì ông không đồng tình với xu hướng đạo đức tại đó.

    Ông Lohne đã viết: "Về mặt đạo đức mà nói, rất khó để tiếp tục làm việc ở đó."

    Tham khảo WSJ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ