Chuyện con quạ nhặt sỏi uống nước là có thật, và cũng không ngạc nhiên nếu nó dùng ống hút đâu

    zknight,  

    Trí tuệ của quạ được đánh giá tương đương đứa trẻ 4-5 tuổi.

    Có lẽ tất cả chúng ta đều đã từng nghe câu chuyện "Con quạ thông minh". Chuyện kể về một con quạ khát nước, nó tìm thấy một chiếc bình nhưng không thể thò cổ vào được. Con quạ bèn nghĩ ra một kế, nó đi nhặt từng viên đá bỏ vào lọ để mực nước dâng lên rồi uống.

    Bạn có tin câu chuyện này có thật không? Hay chỉ là ai đó đã bịa ra trong quá khứ? Nhưng nếu họ bịa, tại sao không kể về một con bồ câu khát nước cơ chứ, bồ câu thì đẹp hơn quạ mà?

    Bây giờ, chúng ta ngày càng có lý do để tin rằng câu chuyện con quạ thông minh là có thực. Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Scientific Reports đã tiết lộ trí thông minh tuyệt đỉnh của loài quạ.

    Chuyện con quạ nhặt sỏi uống nước là có thật, và cũng không ngạc nhiên nếu nó dùng ống hút đâu - Ảnh 1.

    Chuyện con quạ nhặt sỏi uống nước là có thật, và cũng không ngạc nhiên nếu chúng dùng ống hút đâu

    Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Chim Max Planck tại Đức. Theo đó, những con quạ không chỉ có trí tuệ, chúng còn có khả năng chế tạo những công cụ phức hợp từ 3-4 thành phần để phục vụ một mục đích rõ ràng. Đây là điều mà chỉ có con người hoặc những động vật linh trưởng lớn như vượn và tinh tinh may ra mới làm được.

    Ngay cả những đứa trẻ cũng phải đợi đến khi 4-5 tuổi mới học được kỹ năng này, bởi trên khía cạnh nhận thức, đó là một nhiệm vụ thực sự phức tạp. Chế tạo công cụ đòi hỏi khả năng dự đoán các thuộc tính của vật thể và đối tượng, lập sơ đồ dự đoán trước các khả năng xảy ra trong đầu.

    Nó được coi là một cột mốc khá quan trọng khi nói đến sự tiến hóa của não. Vì vậy, quan sát được hiện tượng này trên chim là điều gì đó khá ngoạn mục.

    "Phát hiện này đáng chú ý bởi vì những quạ [trong thí nghiệm] không hề được đào tạo trước hoặc nhận được sự hỗ trợ nào trong việc tạo ra những công cụ phức hợp này, chúng đã tự tìm ra cách", nhà nghiên cứu chim Auguste von Bayern thuộc Viện nghiên cứu Chim Max Planck cho biết.

    Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên 8 con quạ giống New Caledonian, loài chim nổi tiếng có trí thông minh.

    Đầu tiên, những con quạ được đặt vào một hộp câu đố mà chúng chưa từng nhìn thấy trước đây. Các nhà khoa học cho nó một chiếc hộp trong suốt có thức ăn ở trong, một chiếc que dài và đục sẵn một khe hẹp và một lỗ nhỏ trên chiếc hộp.

    Với trí thông minh của mình, những con quạ không mất nhiều thời gian để biết rằng chúng phải nhặt chiếc que, đâm qua khe hẹp thì mới có thể gẩy được miếng thức ăn ra khỏi hộp.

    được miếng thức ăn ra khỏi hộp.

    Nhưng các nhà khoa học chưa dừng lại ở đó, họ nâng cấp hộp câu đố bằng cách thu lại chiếc que dài ban đầu, và thay bằng những đoạn que ngắn nhưng có thể ghép lại với nhau để nối dài ra. Việc nối dài chỉ yêu cầu đút chiếc que đặc vào đầu chiếc que rỗng, giống như nối ống nước, nên con quạ có thể dùng mỏ của nó để làm được.

    Sau khi bài toán được đặt ra như vậy, có 4/8 con quạ (được đặt tên là Tumulte, Tabou, Mango và Jungle) đã tìm ra cách giải. Điều đặc biệt là chúng không hề được đào tạo về việc ghép các công cụ để có được chiếc que dài, nhưng đã suy nghĩ và làm được điều đó chỉ trong vòng 4-6 phút tương tác với vật thể.

    "Những con chim [lấy thức ăn] thành công phản ứng như thể chúng đã có ý định trước, bởi [quan sát cho thấy] chúng sử dụng chiếc que nối dài để gẩy thức ăn ngay khi vừa ráp xong", các nhà khoa học viết trong báo cáo nghiên cứu.

    Chuyện con quạ nhặt sỏi uống nước là có thật, và cũng không ngạc nhiên nếu nó dùng ống hút đâu - Ảnh 3.

    Nổi bật lên trong 4 con chim này là một con có tên là Mango. Trong thử nghiệm có độ khó cao nhất, những chiếc que được bẻ nhỏ đến mức phải ghép 3-4 đoạn mới với được tới thức ăn, Mango đã làm được điều đó một cách xuất sắc.

    "Ghép được công cụ phức hợp thế này đòi hỏi sự khéo léo và kiên trì", các nhà nghiên cứu viết. Thực tế, Mango đã thất bại nhiều lần, chiếc que hay bị tuổi ra, nhưng nó đã cố gắng thử lại và làm được. Điều này càng chứng tỏ nó đã có suy nghĩ và chủ ý mạnh mẽ khi ghép chiếc que để lấy thức ăn trong hộp.

    Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được một con vật chế tạo được công cụ phức hợp có nhiều hơn 2 thành phần, điều mà chỉ có con người mới làm được. Trên thực tế, nhận thức của loài quạ được các nhà khoa học đánh giá tương đương những đứa trẻ 4-5 tuổi.

    Nhiều thí nghiệm trước đây đã chứng minh cho điều đó. Chẳng hạn như đây là một phiên bản đời thực của câu chuyện "Con quạ thông minh", đúng là nó biết bỏ đá vào bình nước để mực nước dâng lên:

    Phiên bản đời thực của "Con quạ thông minh"

    Còn đây là những con quạ biết xé giấy, cứ như chúng biết sử dụng một cây ATM trong thế giới động vật vậy:

    Thí nghiệm cho thấy con quạ này biết làm đồ thủ công

    Và đây là video thực, ghi lại những gì quan sát thấy trong tự nhiên chứ không phải môi trường thí nghiệm. Những con quạ thả hạt cứng xuống đường, đợi ô tô cán vỡ để ăn được nhân bên trong:

    Một con quạ thông minh khác, thả hạt xuống đường để nhờ bánh xe ô tô bóc vỏ hộ.

    Cũng là trong tự nhiên, một gia đình người Nga phát hiện con quạ gần nhà họ biết chơi trò trượt tuyết:

    Con quạ này đã sáng chế ra trò trượt tuyết

    Sau tất cả những video và nghiên cứu này, có lẽ chúng ta phải tin câu chuyện "Con quạ thông minh" là có thật. Thậm chí, những con quạ chẳng cần đi nhặt sỏi, bây giờ nó có thể nhặt hoặc tự làm một chiếc ống hút để uống nước cho nhanh, cũng có thể lắm chứ.

    Tham khảo Sciencealert, Iflscience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày