Chuyện gì đang xảy ra tại hòn đảo từng ăn 23 quả bom nguyên tử?

    Dink,  

    Thực tế trên đảo Bikini không hay và gợi cảm như tên gọi của nó đâu.

    Đảo Bikini, một hòn đảo ở trung tâm Thái Bình Dương, nghe rất có vẻ thơ mộng với cảnh hàng ngàn cô nàng tắm biển với bộ đồ hai mảnh. Nhưng bạn đã lầm, đây là khu vực thử nghiệm bom hạt nhân vào giữa thế kỉ trước, với tổng số bom nổ ở đây lên tới 23 quả. Với số lượng bom lớn như vậy, không lạ gì việc nơi đây bị nhiễm phóng xạ nặng. Nhưng điều làm các nhà khoa học ngạc nhiên là số đo độ phóng xạ ở đây cao hơn dự tính rất nhiều.

    Các nhà khoa học tại Đại học Columbia đã tiến hành đo lượng bức xạ gamma từ sáu hòn đảo trong quần đảo Marshall, bao gồm cả đảo Bikini. Tính đến giờ đã là 58 năm kể từ khu quả bom hạt nhân cuối cùng nổ tại nơi đây. Nguồn bức xạ được biết trước rằng nó đến chủ yếu từ Cesium-137, đồng vị phóng xạ tạo ra bởi bom hạt nhân. Những đồng vị này có thời gian bán phân rã trong 30 năm, vì vậy tới giờ thì chúng đã giảm còn 1/4 tính từ khi chính phủ dừng thử bom hạt nhân tại khu vực này.

    Việc nhiễm bức xạ xảy ra bởi một nguồn chính duy nhất, những tính toán dựa trên những tính toán từ sự kiện quá khứ cũng như tỉ lệ phân rã của các đồng vị nguyên tử, đáng lẽ ra phải chính xác. Nhưng những tính toán đó lại hoàn toàn không đúng tại vùng đảo Bikini này.

    .Số đo bức xạ tại đảo san hô vòng Enewetak lại thấp ở dưới mức cho phép, chỉ 7.6 millirem một năm (millirem là đơn vị đo độ bức xạ). Nhưng ở phần mũi phía Nam của Enewetak, số đo lại cao một cách bất thường.

    Trên đảo Bikini, số đo trung bình là 184 millirem một năm, có những số đo vài nơi trên đảo gấp 3 lần con số đó. Phần trung tâm đảo nhiễm bức xạ năng hơn rìa bờ biển. Mặc dù 184 là bình thường so với con số bức xạ một người Mỹ nhận vào một năm (là 620 millirem/năm), nhưng con số này có thể nhân lên nhiều lần đến mức nguy hiểm khi ăn cá hoặc quả cây tại khu vực đảo này.

     San hô vẫn sống được, dù độ bức xạ là không nhỏ.

    San hô vẫn sống được, dù độ bức xạ là không nhỏ.

    Để so sánh, những nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia đã đo số bức xạ ở khu vực Công Viên Trung Tâm tại New York. Số đo được là 100 millirem/năm, cao hơn bất cứ đảo nào trong chuỗi đảo được thử nghiệm (trừ đảo Bikini ra). Báo cáo có ghi rằng lượng bức xạ của Công Viên Trung Tâm chủ yếu là từ lượng đá granite lớn tại đây, lượng thorium trong đá granite là nguyên nhân gây ra chỉ số bức xạ này. Bom nguyên tử cũng được thử nghiệm tại vòng san hô Enewetak nhưng so với đảo Bikini, lượng phóng xạ tại đây đã vơi bớt rất nhiều vào cuối những năm 1970.

    Những nỗ lực tái định cư vùng đảo này phải bị hủy bỏ do những ảnh hưởng từ phóng xạ tại đây có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.Nhưng mặt khác, dân số khu vực trung tâm quần đảo Marshall bắt đầu trở nên cao hơn, rất nhiều thế hệ sau của những người từ bỏ nhà cửa vào đợt thử bom vào thế kỉ trước đang bắt đầu quay lại nơi đây sinh sống. Điều đó khiến cho việc đo đạc chính xác chỉ số bức xạ nơi đây an toàn để đảm bảo điều kiện sống cho con người càng trở nên vô cùng quan trọng.

     Trên Vòng san hô Enewetak, vẫn còn lớp bê tông che phủ lượng chất thải phóng xạ còn lại từ những đợt thử bom hạt nhân.

    Trên Vòng san hô Enewetak, vẫn còn lớp bê tông che phủ lượng chất thải phóng xạ còn lại từ những đợt thử bom hạt nhân.

    Theo thư báo giữa chính phủ Mỹ và chính phủ quần đảo Marshall, những hòn đảo này không an toàn để tiến hành việc tái định cư, cho đến chi chỉ số bức xạ xuống dưới 100 millirem/năm. Tuy nhiên, với việc nguồn thức ăn của đảo có đến từ thực phẩm và nước uống tại nơi đây, kèm theo việc bức xạ có thể được hấp thụ qua da, thì chỉ số bức xạ tại nơi đây phải thấp hơn nhiều con số 100 để cư dân có thể an toàn sinh sống.

    Theo IFLS

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ