Chuyện gì xảy ra khi bạn đánh rơi điện thoại xuống lò phản ứng hạt nhân?

    Dink,  

    Điện thoại chống nước và cũng chống luôn cả nước nhiễm phóng xạ à? Cho tôi 20 cái.

    Vài ngày trước, một thành viên Reddit đã trải qua một kì trại hè khá tồi tệ, khi lỡ tay đánh rơi điện thoại xuống lò phản ứng hạt nhân.

    Lúc ấy, khi thăm Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân McClellan tại California, cậu ta lôi điện thoại ra để chụp bể nước tản nhiệt hạt nhân, ngay ở dưới chính là trung tâm của lò phản ứng (reactor core). Không thể trách cậu ta khi bể nước ấy phát ra một ánh sáng đẹp vài phần mờ ảo, không chụp cũng phí. Nhưng phải trách cậu về việc đã bất cẩn đánh rơi điện thoại xuống nước.

    Theo như cậu nói, may mắn thay, có vẻ người quản lý đã quá quen với cảnh này, ông lôi ngay ra một cái cột cọc gắn lưới gần đó và vớt nó lên một cách nhanh chóng. Chỉ mong rằng con Samsung S5 “chống nước” của cậu có thể chống được cả nước trong bể tản nhiệt phóng xạ.

    Nhưng nước trong bể tản nhiệt phóng xạ lại không đậm tính phóng xạ như bạn nghĩ đâu. Theo như lời kể, cậu ta còn sử dụng con S5 nhúng nước đó để viết nên cái post trên Reddit kia cơ mà! Và chúng ta có thêm được một bài học về vật lý hạt nhân rồi đây.

    Dù rằng nước đó là nước bao bọc xung quanh lõi của lò phản ứng hạt nhân, nhưng thường thì nó ít tính phóng xạ hơn cả bầu không khí xung quanh khu vực đó.

    Đó là bởi vì nước là một lá chắn phóng xạ tuyệt vời, bên cạnh đó nó còn đảm nhiệm vai trò tản nhiệt cho các bể nhiên liệu nữa.

    Thường thì các hạt năng lượng cao sẽ thoát ra khỏi lõi hạt nhân trong quá trình vận hành, nhưng khi tiến vào lớp nước trong bể ngăn, nó sẽ di chuyển chậm lại và tạo ra một sóng xung ánh sáng màu xanh sáng, được gọi là phóng xạ Cherenkov.

    Bạn sẽ không nhiễm phóng xạ khi tiếp xúc với loại nước này, trừ khi bạn bơi ở chỗ nước trực tiếp tiếp xúc với lõi hạt nhân.

    Còn về vấn đề tản nhiệt, nước trong bể cũng không thực sự nóng như nhiều người nghĩ. Đa số nước ở các bể tản nhiệt hạt nhân chỉ ở mức 35 độ C, và nếu nước lên tới 50 độ C thì toàn bộ hệ thống sẽ dừng hoạt động.

    Sau khi vớt lên thì điện thoại của cậu chàng được đem đi thử nghiệm độ nhiễm phóng xạ, kết quả chỉ là 0.9 millirad.

    Phải tiếp xúc với phóng xạ lên tới 100 rad thì sức khỏe của con người mới bị ảnh hưởng. Và khi vớt lên, vẫn còn đó tấm ảnh cậu thanh niên kia chụp lại, cũng khá xứng đáng vì tấm ảnh này thực sự là đẹp.

    Nó đây:

    Tham khảo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ