Chuyên gia tâm lý Đại học Harvard gợi ý 5 cách để nuôi dạy lòng tốt ở trẻ, bố mẹ nào cũng nên biết

    Lưu An,  

    Dù đánh giá cao lòng tốt nhưng cha mẹ lại đang vô tình bắt trẻ "chạy theo" thành tích và theo đuổi hạnh phúc cá nhân hơn là việc giúp đỡ người khác.

    Theo các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Harvard, khi hỏi các bậc cha mẹ rằng việc dạy cho những đứa con của mình thấm nhuần lòng tốt quan trọng như thế nào, hầu hết mọi người đều đánh giá rất cao, thậm chí còn coi đó là ưu tiên hàng đầu.

    Nhưng khi thực hiện dự án “Making caring common” (Chăm sóc cộng đồng) của trường Đại học khảo sát ở trẻ em thì phần đông chúng đều nói rằng chúng đã nhận được những thông điệp khác nhau.

    Các nhà nghiên cứu đã nói chuyện với 10.000 đứa trẻ ở các trường Trung học và Phổ thông của Mỹ từ năm 2013 đến năm 2014. Gần 80% những đứa trẻ tiết lộ cha mẹ dạy chúng rằng hạnh phúc cá nhân và đạt được thành tích cao quan trọng hơn là việc quan tâm, chăm sóc cho người khác.

    Nhưng mọi thứ chưa hẳn đã chấm dứt. Cuộc nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị về cách nuôi dạy con trẻ và tin rằng lòng tốt là rất quan trọng:

    1. Hãy tạo cho trẻ em nhiều cơ hội để chúng rèn luyện sự tử tế

    Trẻ em được sinh ra không có khả năng bẩm sinh cư xử với mọi thứ một cách tử tế, nhưng sẽ học nó theo cách tương tự khi chúng có thể chọn lựa một dụng cụ và một ngôn ngữ. Những cơ hội hàng ngày để rèn luyện – đơn giản như việc giúp đỡ một đứa trẻ khác làm bài tập về nhà – có thể làm nên sự khác biệt.

    2. Trẻ em cần phải học hai kỹ năng quan trọng

    Các nhà nghiên cứu nói rằng những kỹ năng này sẽ giúp trẻ xây dựng một “quỹ đạo quan tâm” rộng lớn hơn. Trẻ nhỏ cần học cách “phóng to”mỗi người, lắng nghe họ một cách chân thành. Nhưng cũng phải có khả năng “thu nhỏ” mọi thứ lại để thấy được một bức tranh rộng lớn hơn – học cách đặt kinh nghiệm của loài người vào bối cảnh một cách hiệu quả.

    3. Trẻ em cần có người lớn làm gương

    Điều này không có nghĩa rằng bố mẹ phải là hoàn hảo, mà mọi người phải làm việc trên sự thấu hiểu, và hãy thể hiện sự quan tâm, thông cảm của mình để trẻ em có thể tiếp xúc với nó.

    4. Giúp trẻ quản lý những cảm xúc tiêu cực

    Xấu hổ, giận dữ, hay ghen tỵ có thể đè lên ý định trở thành người tốt của trẻ nhỏ. Chúng cần phải biết rằng những cảm xúc đó là rất bình thường, nhưng có thể giải quyết theo nhiều cách khác. Trẻ em là những nhà “triết học đạo đức”.

    “Khi người lớn châm ngòi suy nghĩ của trẻ em với những câu hỏi về đạo đức, họ đặt ra những vấn đề về sự bất công giữa những đứa trẻ và giúp chúng biết cách làm thế nào để cân nhắc gánh trách nhiệm với người khác và với chính bản thân chúng” – các nhà nghiên cứu nói.

    5. Người lớn nên dừng việc "ba hoa khoác lác"

    Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng cha mẹ hay lo lắng về trạng thái đạo đức của con em mình, nhưng hiếm khi họ thừa nhận rằng một phần vấn đề là từ họ. Họ cần xem xét lại những thông điệp mà họ đã gửi đến con em và bản thân họ nên tự hỏi rằng “Tôi đã thấm nhuần được những giá trị đó chưa?”

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ