Công nghệ chế tạo ra Bitcoin và gian lận thực phẩm hóa ra lại có liên quan đến nhau

    Đinh Vân, Theo Trí Thức Trẻ 

    Gian lận thực phẩm (food fraud) thực ra không phải là một khái niệm mới và các công nghệ như blockchain và DNA fingerprinting có thể góp phần ngăn chặn.

    Gian lận thực phẩm có ở khắp mọi nơi và ẩn dưới nhiều hình thức. Nó có thể là sự pha trộn (thay một nguyên liệu bằng một loại khác rẻ hơn nhiều) hay sự gian dối trong khai báo, tức bán một sản phẩm gắn mác “hữu cơ” nhưng thực tế không phải như vậy.

    Nguy cơ tiềm tàng về sức khỏe và kinh tế

    Bất kỳ doanh nghiệp thực phẩm nào muốn tăng trưởng và cung cấp những sản phẩm chất lượng cao đều cần có lòng tin của khách hàng. Nếu lòng tin bị mất thì mọi mục tiêu mà ngành này cố gắng hướng tới sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì lý gì người tiêu dùng lại chịu trả thêm tiền cho một sản phẩm mà họ nghi ngờ là lừa đảo?

    Đa phần các công ty trong ngành thực phẩm đều tuân thủ các tiêu chuẩn, nhưng chỉ cần vài trường hợp là danh tiếng của toàn ngành bị hủy hoại.

    Quan trọng hơn, những khách hàng bị dị ứng một loại thực phẩm nào đó chắc chắn sẽ thấy dễ bị hại hơn khi nghĩ về gian lận thực phẩm. Hậu quả là, gian lận thương mại cũng trở thành một vấn nạn về kinh tế xã hội, bên cạnh những nỗi lo về sức khỏe công cộng.

    Công nghệ có thể là một giải pháp

    Các chuỗi cửa hàng tạp phẩm gần đây đã đầu tư vào công nghệ blockchain để có được một công cụ phát hiện ra các sản phẩm bị nghi là giả mạo.

    Nhưng biện pháp này còn hết sức hạn chế. Các công ty không thể kiên quyết tố cáo các đối thủ gian lận vì sợ bị trả đũa – bản thân các công ty thực phẩm tố giác các hành vi gian lận cũng bị buộc tội gian lận thực phẩm. Kiểu gì họ cũng bị tai tiếng.

    Các cơ quan chức năng sẽ phải kiểm tra mọi thứ, vốn là điều không thực tế và thật ra là bất khả. Họ cũng ý thức được vấn đề và ra sức tìm cách giải quyết.

    Một số chính quyền địa phương đã tạo ra các ủy ban về minh bạch thực phẩm để cộng tác với ngành thực phẩm nhằm tìm ra các trường hợp gian lận. Tuy nhiên công việc này có thể tốn nhiều thời gian trước khi có tác dụng.

    Cần tỏ ra thận trọng

    Trong khi đó, người tiêu dùng nên mua thực phẩm và đến ăn ở các cửa hiệu, nhà hàng uy tín. Chúng ta cũng nên chú ý hơn đến sự song hành về giá và chất lượng. Nếu một sản phẩm bán tại một cửa hàng có giá thấp hơn hẳn, có lẽ cần phải đặt câu hỏi về chất lượng. Ngoài ra cần phải đặt ra các câu hỏi sát sao về chiến lược mua bán với các nhà bán lẻ và các nhà hàng để khiến chuỗi cung cấp trở nên minh bạch hơn với mình.

    Nhưng con người vẫn là con người và các vụ gian lận thực phẩm vẫn tiếp diễn như từ cách đây hơn 2000 năm. Trường hợp đầu tiên được biết đến là từ thời Đế chế La mã khi sự nghi ngờ về rượu vang và dầu trở nên phổ biến. Tuy nhiên ngày nay chúng ta đã có các công nghệ cho phép phát hiện những hành vi gian lận.

    Các công ty và trung tâm nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới hiện đang phát triển các công nghệ di động cho phép chính người tiêu dùng kiểm tra nội dung các nhãn mác thực phẩm.

    Thử hình dung xem, bạn có thể kiểm tra chính các sản phẩm tại nhà để xem quả táo này có phải được nhập khẩu từ New Zealand hay chai dầu ô liu kia có đúng được sản xuất ở Ý hay không. Công nghệ này thực sự đã xuất hiện, nhưng chi phí còn rất lớn. Thậm chí Một số thiết bị có mức giá lên tới hơn 200.000 USD.

    Tuy nhiên như vậy cũng là đủ để cho chúng ta hy vọng rằng, con người có thể không loại bỏ được gian lận thực phẩm, nhưng công nghệ chắc chắn sẽ làm được.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ