Công nghệ internet không dây Li-Fi thiết lập kỷ lục thế giới mới, 1000Gb/giây

    TVD,  

    Công nghệ truyền dữ liệu internet bằng ánh sáng Li-Fi vừa mới được đưa lên một tầm cao mới.

    Vào tháng 10 năm ngoái, các nhà khoa học đã giới thiệu một công nghệ truyền dữ liệu internet không dây hoàn toàn mới. Đó là công nghệ Li-Fi với tốc độ truyền dữ liệu có thể cao gấp 100 lần so với công nghệ Wi-Fi hiện nay.

    Không giống như Wi-Fi, mà dựa trên các tần số radio, công nghệ Li-Fi truyền dữ liệu dựa trên ánh sáng. Các nhà khoa học có thể sử dụng một chiếc bóng đèn để phát sóng internet không dây cho một căn phòng.

    Tần số ánh sáng có thể lên đến 400-800 terahertz (THz), so với chỉ vài GHz của mạng Wi-Fi vì thế mà tốc độ truyền tải dữ liệu có thể tăng lên gấp nhiều lần. Li-Fi hoạt động giống như một loại mã morse ánh sáng, mà các bóng đèn LED này sẽ bật tắt với tốc độ cực cao ngay cả mắt chúng ta cũng không thể nhận biết được.

    Vào tháng 11 năm ngoái, một nhóm nghiên cứu đến từ công ty công nghệ Estonia đã tiến hành đưa Li-Fi vào áp dụng thực tếvới tốc độ nhanh hơn 100 lần so với tốc độ Wi-Fi trung bình. Và bây giờ tốc độ đó đã được tăng lên gấp 40 lần nữa.

    Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Khoa học King Abdullah và Công nghệ Ả Rập Saudi đã đưa công nghệ Li-Fi lên tầm cao mới, bằng cách phá vỡ kỷ lục truyền dữ liệu trước đây. Họ sử dụng một phương pháp hoàn toàn khác để chiếu ánh sáng.

    Về cơ bản, phương pháp Li-Fi sử dụng bóng đèn chiếu ánh sáng màu trắng, bằng cách dùng đi-ốt màu xanh kết hợp với phốt-pho và bức xạ nhiệt để tạo ra màu đỏ và xanh lá cây. Khi kết hợp 3 màu này, chúng ta có được ánh sáng màu trắng.

    Nhưng phương pháp này vẫn bị giới hạn trong khoảng 100 triệu bit mỗi giây (100 Mbps), do khoảng thời gian chuyển đổi từ ánh sáng xanh thành ánh sáng màu trắng. Nhằm phá bỏ giới hạn này, các nhà khoa học đã sử dụng các tinh thể nano của xêsi bromua (CsBr) kết hợp với nitride photpho.

    Khi được chiếu bằng ánh sáng laser màu xanh, các tinh thể nano phát ra ánh sáng màu xanh lá cây còn nitride sẽ phát ra ánh sáng màu đỏ. Quá trình này giúp tạo ra ánh sáng tổng hợp màu trắng nhanh hơn gấp nhiều lần.

    Nhóm nghiên cứu cho biết với phương pháp này, họ có thể tạo ra tần số lên đến 491 MHz (so với 12MHz của phương pháp cũ). Điều đó có nghĩa là tốc độ truyền dữ liệu tối đa theo lý thuyết có thể lên đến 1000 tỷ bit mỗi giây (1000Gb/s). So với tốc độ truyền dữ liệu của Wi-Fi hiện nay chỉ là vài trăm Mb/s, đây thực sự là một bước tiến đáng kể.

    Tham khảo: sciencealert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ