Công nghệ là con dao hai lưỡi tại châu Á

    KON,  

    Khi mà các chính phủ châu Á đầu tư vào tự động hoá, nhiều người bắt đầu lo ngại về những hệ quả khó lường đến việc làm và giáo dục.

    Khu vực châu Á cần phải tìm cách để bảo vệ những người lao động, hướng dẫn các cộng đồng về các công nghệ đột phá và đồng thời tận dụng các quỹ khu vực tư nhân, theo như các chuyên gia đã nhận định tại cuộc họp thường niên của Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Manila vào hôm thứ sáu.

    Nhiều quốc gia châu Á đang bỏ ra các giai đoạn phát triển kỹ thuật số truyền thống để nắm lấy các giải pháp tiên tiến như big data, và ngày càng nhiều thành phố tại châu Á đang phụ thuộc vào mạng lưới thiết bị kết nối Internet (Internet of Things).

    Công nghệ là con dao hai lưỡi tại châu Á - Ảnh 1.

    Tuy nhiên, điều này có thể gây ảnh hưởng đến các lao động phổ thông, chẳng hạn như trong trường hợp các tài xế lái xe tải có thể mất việc do những chiếc xe tự lái, theo Bộ trưởng tài chính và truyền thông Sri Lanka Mangala Samaraweera đã cảnh báo.

    Ông chia sẻ rằng, là một nền kinh tế mới nổi, "chúng ta cần phải khám phá những lựa chọn nghiêm túc hơn để giảm thiểu những thách thức này... Chúng ta sẽ làm thế nào để hỗ trợ hàng ngàn người dân, những người mà có thể mất việc do tự động hoá? Chúng ta có thể hoặc là đi vào cái mà tôi tạm gọi là kỉ nguyên đổi mới Athen, hoặc chúng ta có thể đi vào một thời kì hỗn loạn, với tình trạng thất nghiệp cao."

    Ngân hàng Phát triển châu Á, một tổ chức cung cấp kinh phí và hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên để phát triển kinh tế, lại có một cái nhìn lạc quan hơn về tình hình này.

    Ông Takehiko Nakao, chủ tịch của ngân hàng cho rằng công nghệ mới có thể tạo ra các việc làm mới, và "nếu chúng ta sử dụng AI nhiều hơn, sẽ có nhiều việc làm được tạo ra hơn."

    Công nghệ là con dao hai lưỡi tại châu Á - Ảnh 2.

    Trong báo cáo tháng tư, Ngân hàng phát triển châu Á cho rằng robot và trí thông minh nhân tạo chắc chắn sẽ thay thế một số công việc nhất định, nhưng chúng cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn. Tự động hoá các tác vụ sẽ tái cấu trúc các công việc, và máy móc sẽ chỉ đạm nhận các công việc lặp đi lặp lại, cho phép người lao động có thể tập trung vào các tác vụ phức tạp hơn, và điều này sẽ dẫn đến cải thiện năng suất.

    Nandita Parshad, giám đốc quản lý năng lượng và tài nguyên thiên nhiên tại Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu cho rằng: "Những thay đổi về công nghệ kế tiếp sẽ đến từ một nhà khoa học chứ không phải là từ một con robot. Hiện tại, chúng ta vẫn cần não bộ con người đứng sau công nghệ."

    Tuy nhiên, các chính phủ sẽ không thể áp đặt các hệ thống mới hoàn toàn mà không có một quá trình đào tạo phù hợp.

    Minette Navarrete, chủ tịch của Kickstart Venture, công ty đầu tư mạo hiểm của công ty viễn thông Phillipine Globe Telecom phát biểu: "Việc này không chỉ đơn giản là chỉ cần lắp đặt các thiết bị để giáo dục người dân về công nghệ."

    Công ty của cô đã trao tặng nhiều máy tính cho một trường công lập, nhưng một năm sau, chúng vẫn cứ nằm trong hộp vì nhà trường không có kỹ thuật viên, không có hệ thống điện phù hợp và không đào tạo giáo viên về cách sử dụng các thiết bị. Cô cho rằng chúng ta không chỉ cần đầu tư vào phần cứng, mà còn phải đầu tư vào cả con người.

    Công nghệ là con dao hai lưỡi tại châu Á - Ảnh 3.

    Lấy ví dụ tại Sri Lanka, máy tính bảng đang được trao tặng cho trẻ em tại các trường học vùng nông thôn, và các làng xá đang được lắp mạng internet. Samawaweera cho rằng: "Việc tìm ra tiền để cung cấp những chiếc máy tính bảng miễn phí là việc dễ dàng, nhưng những người sử dụng nó cần phải có khả năng sử dụng nó vì mục đích tốt, và đây là thách thức trong thời đại của chúng ta."

    Về chủ đề tài chính, các tham luận viên cho rằng thành phần kinh tế nhà nước sẽ khó có thể chi trả cho quá trình số hoá tại châu Á.

    Parshad cho rằng chính phủ cần phải tìm cách để thu hút thành phần kinh tế tư nhân tham gia. "Công và tư nhân cần phải làm việc cùng nhau để đạt được quy mô lớn nhất có thể."

    Navarete cũng đề nghị rằng thành phần kinh tế tư nhân nên có khung thời gian dài hạn, khoảng 10 năm, khi cân nhắc về các lợi nhuận từ đầu tư cũng như các tác động đến xã hội.

    Tham khảo CNBC

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ