Cuộc chiến thiết bị đã trôi qua, bây giờ là thời của dịch vụ

    NPQM,  

    Ai mà biết được để có thế vươn lên nắm giữ vị trí mơ ước là cả một nỗ lực không ngừng nghỉ của các thương hiệu lớn liên tục cạnh tranh với nhau trong những khía cạnh ít người nhận ra.

    Đang có một cuộc chiến ngầm xảy ra giữa các thương hiệu nhằm thu hút và chiếm giữ, kiểm soát smartphone của bạn một cách tối đa. Cụ thể, đó là cuộc đối đầu giữa nhà sản xuất phần cứng và hãng phân phối hệ điều hành/phần mềm - tất nhiên là xét trên những khía cạnh không vượt quá các đạo luật quy định về quyền riêng tư, dữ liệu cá nhân hoặc dịch vụ trả phí - mà là họ đang cố gắng hết sức nhằm điều khiển và “thao túng”… chính bản thân người sử dụng. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây sẽ liên quan đến việc liệu người dùng hay là nhà sản xuất mới thực sự đang nắm quyền trên hết, hay chiếc điện thoại của bạn có đúng là công cụ nằm trong tầm kiểm soát, hay chỉ là một dịch vụ mà bạn đang phải trả phí hàng tháng để được cấp quyền sử dụng tự do?

    Những ngày tháng trước đây khi mà smartphone còn được coi là một món đồ xa xỉ, thông thường một người chỉ sử dụng một chiếc duy nhất nay đã qua từ lâu rồi. Giờ đây, đặc biệt là ở những nước phát triển, hầu hết mọi người đều có trong tay từ 2 chiếc trở lên. Tại những thị trường thu hút như Mỹ, Anh, tỉ lệ lĩnh vực thiết bị di động chiếm lĩnh thị trường thương mại đã lên đến 85%. Điều này đồng nghĩa với việc nếu muốn tồn tại và liên tục phát triển, nắm giữ vị thế tầm trên thì chỉ có một con đường duy nhất là vượt qua bằng được những đối thủ cạnh tranh trực tiếp khác. Chính vì thế, những nhà sản xuất điện thoại đã và đang tìm cách tận dụng một con đường khác để tiếp cận đến lợi nhuận và doanh số tiềm năng trong tương lai.

    Marina Koytcheva, chuyên gia cố vấn và dự đoán tại CCS Insight nhận định: “Sau nhiều năm phân tích và nghiên cứu về tầm phát triển cực đại của thị trường điện thoại di động, thời điểm này có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho đỉnh điểm của sự tăng trưởng ấy.”

    CCS Insight cũng cho biết tính toán của mình rằng doanh số chung thu về nhờ các thiết bị điện thoại di động sẽ giảm 1,3% vào cuối năm nay, ¾ trong số đó là smartphone. Điều này được cho là liên quan đến sự đình trệ trong mặt thiết kế cũng như nâng cấp của smartphone theo thời gian, không thực sự có nhiều điểm mới lạ vượt lên trên mọi chuẩn mực của các hãng khác. Đồng thời tuổi thọ của chúng cũng được nâng lên, do đó người dùng cảm thấy không cần thiết phải chuyển sang dùng một thiết bị khác.

    Francisco Jeronimo, trưởng ban nghiên cứu của IDC về lĩnh vực các thiết bị di động ở châu Âu cho biết: “Không còn nhiều người cảm thấy hứng thú và hấp dẫn bởi những màn ra mắt sản phẩm mới so với những gì diễn ra vào 3-4 năm trước. Đơn giản vì chúng đều có những điểm giống nhau về cả ngoại hình, kích cỡ, camera, ...”

    Ít người tìm đến những thiết bị mới cũng có nghĩa rằng các thương hiệu nổi tiếng đang dần hứng chịu những áp lực nặng nề trong việc làm thế nào để khai thác và mang lại nhiều doanh số bán hàng cho công ty dựa trên cộng đồng người dùng của họ. Xét về khía cạnh này, có vẻ như Apple và nền tảng AppStore của họ đang giành được ưu thế hơn cả so với những hãng khác nhờ cậy vào Google Play Store. Ngoài ra, thuyết phục người dùng tin tưởng và tín nhiệm hơn vào những ưu điểm của thiết bị cũng là một nhiệm vụ cấp bách cho bất kỳ công ty nào.

    Tại Anh Quốc, Samsung và Apple vẫn là hai cái tên nổi trội nhất luôn cạnh tranh với nhau nhằm giữ lấy một bộ phận 20% số người dùng “không cố định”, có xu hướng đổi sang sử dụng một nền tảng di động khác. Con số 20% đó được cấu thành và xúc tác từ bất kỳ sai sót đáng tiếc nào của cả 2 bên, khiến họ phải đau đầu tìm cách giữ chân khách hàng không thay đổi ý định.

    Cùng lúc ấy, một cuộc chiến tương tự cũng nổ ra giữa những nhà phân phối thiết bị di động. Việc khách hàng thay đổi ý định sử dụng các nhà mạng khác nhau cũng là một tác nhân khá lớn khi liên quan đến giá cả, dịch vụ khách hàng hay thậm chí cả những sản phẩm được quyền phân phối nữa.

    Để tiến lên thực hiện một bước ngoặt đột phá, nhà mạng O2 khởi động chiến dịch Refresh của mình vào năm 2013, giảm ½ chi phí cho những dịch vụ mạng di động dành cho những khách hàng mua smartphone mới, bao gồm cả thời gian liên lạc, tin nhắn và dữ liệu di động. Năm 2015, họ tiếp tục triển khai nước đi tương tự trong công cuộc nâng cấp thiết bị và cải thiện kết quả.

    Giám đốc bộ phận Marketing và chăm sóc khách hàng của O2, Nina Bibby cho biết: “O2 Refresh cung cấp những lợi ích linh hoạt và dạng cho khách hàng. Một khi họ mua smartphone của chúng tôi, hóa đơn điện thoại chắc chắn sẽ không khiến họ thất vọng với mức giá vô cùng phải chăng.”

    Apple và Samsung cũng học tập cách làm đó, với chương trình hỗ trợ nâng cấp được tiến hành ở cả Mỹ và Anh. Cụ thể, người dùng sẽ phải trả một mức phí hàng tháng định kỳ, và cứ mỗi 1-2 năm họ sẽ nhận được một thiết bị mới của nhà sản xuất.

    Lý giải cho điều này, Jeronimo nhận xét: “Nếu các công ty thành công trong việc thuyết phục cộng đồng khách hàng rằng sử dụng thiết bị của họ chỉ là một dịch vụ không hơn không kém, tương đương với việc chi trả một số tiền mỗi tháng và sau 1 năm sẽ nhận được sản phẩm mới nhất của hãng, thì khi ấy người dùng sẽ thay đổi quan điểm, có xu hướng nâng cấp thiết bị nhiều hơn. Từ đó, họ cũng sẽ chỉ trung thành với một thương hiệu mà không có ý định thay đổi sở thích của mình.”

    “Dần dần sẽ có nhiều người hơn để ý tới lợi ích rằng tốt hơn hết là trả 40-50 bảng Anh cho Apple và nhận kèm một chiếc điện thoại thế hệ mới mỗi năm thay vì trả cùng số tiền đó cho các nhà phân phối khác trên thị trường nhưng lại chẳng có cơ hội nào chạm tay vào những thiết bị mơ ước cả. Tuy nhiên các nhà mạng phân phối sản phẩm vẫn là những người chiếm ưu thế hơn cả trên thị trường châu Âu, nên phần thắng vẫn chưa thực sự nghiêng về bên nào cả.”

    Trở lại thời điểm hiện tại, đằng sau chiếc điện thoại bạn sử dụng hàng ngày là cả một màn cạnh tranh gay go khốc liệt đang diễn ra. Chỉ khi nào các nhà mạng phân phối chịu buông xuôi thì “dịch vụ smartphone” mới có thể được thảnh thơi chắp cánh vươn xa được.

    “Mọi người cũng đã quen với việc coi smartphone như một dịch vụ, nhưng hiếm có ai chịu chủ động đứng lên thừa nhận và ủng hộ nó, có chăng cũng chỉ là vì mục đích muốn nâng cấp thiết bị mà thôi. Chỉ khi nào các nhà sản xuất đứng ra tuyên bố họ sẽ cung cấp dịch vụ chứ không phải thiết bị, thì lúc ấy mọi việc mới trở nên đáng cân nhắc và thu hút hơn bao giờ hết.” Jeronimo kết luận.

    Tham khảo: The Guardian

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ