Cuộc sống của 'thổ dân Trung Quốc' tại Thung lũng Silicon

    Bảo Nam,  

    "Tôi đã mua một chiếc ốp lưng cho điện thoại di động trên Taobao với giá 10 nhân dân tệ và sẽ không bao giờ muốn mua lại cùng một thứ đó với giá 100 nhân dân tệ trên Amazon."

    Ở giữa nước Mỹ, tại trung tâm của thung lũng công nghệ Slicon, có một nhóm người yêu thích các dịch vụ Internet của Trung Quốc.

    Họ là những người Trung Quốc đang sống ở nước ngoài, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi thói quen "săn sale" trên Taobao, sử dụng Keep (phần mềm fitness hàng đầu Trung Quốc) để tập thể dục, mua thẻ thành viên các trang web xem video nội địa để theo dõi series "Game of Thrones", sử dụng các ứng dụng âm nhạc mất phí tiếng Trung, chơi game online Vương giả vinh diệu....

    Tất nhiên, đây không phải là những người yêu nước quá độ hay có tính bài trừ các dịch vụ quốc tế, luôn cố gắng sống trong ảo tưởng mình vẫn đang ở Trung Quốc. Nhưng họ là những người đã lớn lên trong hệ sinh thái Internet ở Trung Quốc và khi ra bước chân nước ngoài định cư, sau khi so sánh mức giá của các dịch vụ toàn cầu, đã quyết định sẽ quay trở về với những gì quen thuộc. Và khá ngạc nhiên khi chúng, bằng một cách nào đó, vẫn làm cho những người này hài lòng.

    "Nếu bạn mua chiếc ốp lưng điện thoại di động với giá 10 nhân dân tệ trên Taobao, bạn sẽ không bao giờ muốn mua cùng một mẫu như vậy mà Amazon ở Mỹ bán với giá 100 nhân dân tệ", là lý luận chung của nhóm "thổ dân" đặc biệt này.

    Những "thổ dân" ở Thung lũng Silicon

    Ở giữa trung tâm của Thung lũng Silicon nơi được bao quanh bởi các công ty công nghệ đa quốc gia, Windy, là người đứng đầu của một nhóm lớn gồm 400 người.

    Mỗi tuần, sẽ có một túi hàng nặng không quá 21 kg, vận chuyển bằng máy bay xuyên qua Thái Bình Dương, được chuyển đến cửa nhà của cô. Sau đó, những người phụ nữ Trung Quốc sẽ tới và mua hàng, các kỹ sư Trung Quốc sẽ lái xe đến để lấy bưu kiện của mình. Đây chỉ là một trong nhiều điểm trung gian để tập trung giao nhận đồ, thứ mà nhiều người cùng đặt mua trên Taobao, với mục đích tiết kiệm chi phí vận chuyển quốc tế.

    Cuộc sống của thổ dân Trung Quốc tại Thung lũng Silicon - Ảnh 1.

    Hai chiếc ốp lưng điện thoại cùng mẫu nhưng có giá chênh lệch nhau rất nhiều, trên Taobao và Amazon.

    Khi Windy gia nhập nhóm này trên WeChat, chỉ có khoảng 100 người, và bây giờ con số đó đã lên tới 400 người. Tất cả mọi người đều ở trong một khu vực nhỏ ở Thung lũng Silicon.

    Trong nhóm này, có rất đông các bà nội trợ, thậm chí cả người cao tuổi hoặc thanh thiếu niên, mới tới Mỹ hoặc đã ở đây nhiều thập kỷ. Người thành lập nhóm này sắp sinh con thứ hai, nên đã chuyển việc quản lý sang cho Windy. Hàng tuần, nhóm của Windy có thể tập hơn các đơn hàng đặt mua trực tuyến, với tổng cân nặng không vượt quá 21 kg, để vận chuyển một lần.

    Ban đầu do ở nước ngoài, giá cước vận chuyển cao nên những người đến từ Trung Quốc đã buộc phải từ bỏ thói quen mua sắm trên các trạng thương mại điện tử như Taobao. Windy cũng đã không sử dụng Taobao trong hơn một năm. Nhưng khi quyết định bắt đầu muốn quay lại với sở thích làm bánh của mình, người phụ nữ này nhận ra rằng ở Mỹ, trứng và sữa hóa ra không phải là thứ đắt nhất. Bao bì để bọc mọi thứ còn đắt hơn nữa.

    "Một hộp đựng bánh tráng miệng đẹp mắt có giá hơn 4 USD", Windy cho biết. Và cô phát hiện rằng cùng một loại hàng hóa, giá trên Taobao và Amazon tương đương nhau, nhưng một bên trả bằng nhân dân tệ, còn cái còn lại tính bằng USD.

    Ví dụ, một chiếc túi đựng kem in hoa văn mà cô rất thích, trên Taobao có thể mua với giá 15 tệ được 200 cái, thì trên Amazon nó có giá 15 USD. Mức giá này chênh lệch nhau gấp 7 lần và khiến cô không thể chấp nhận được. Nếu không có Taobao, xưởng làm bánh tại Thung lũng Silicon của Windy có thể sẽ không bao giờ được mở cửa vì chi phí mọi thứ quá cao.

    Chưa kể, dịch vụ giao hàng nhanh của Amazon cũng không miễn phí mà yêu cầu người dùng phải trả phí thành viên 18 USD một tháng. Chưa kể, có những món hàng phải mất một tuần hoặc 10 ngày mới được chuyển tới nơi. Trong khi đó, nếu mua trên Taobao và chấp nhận việc vận chuyển quốc tế, nó cũng chỉ mất 5 ngày, nhanh hơn so với việc mua sắm trên Amazon. Hóa ra, không phải lúc nào mua sắm nội địa cũng nhanh hơn dịch vụ xuyên quốc gia.

    Trong nhóm của Windy, có những người cao tuổi đã sống ở nước ngoài trong nhiều thập kỷ. Nhưng khi được trải nghiệm sự tiện lợi của việc vận chuyển hàng nội địa từ Taobao, họ cũng nhanh chóng tham gia vào đội quân này.

    Tất nhiên, đối với các sản phẩm có ít sự khác biệt về giá, Windy sẽ mua sản phẩm tại địa phương. Nhưng cô nhận thấy rằng một số người vẫn cố chấp muốn mua chúng từ Taobao. Gia vị, quần áo, giày dép, đồ trang trí, vỏ ốp điện thoại di động, bông tai, sách, đồ chơi trẻ em, dụng cụ trang điểm... là các mặt hàng phổ biến nhất.

    Đôi khi, cô thậm chí tự hỏi tại sao ớt khô có thể được mua tại các siêu thị của người Trung Quốc mở ở Mỹ, tại sao vẫn cần phải đặt hàng để vận chuyển chúng đến từ phía bên kia đại dương.

    Thói quen văn hóa của "thổ dân"

    Tiểu Trần là một kỹ sư công nghệ và cũng là fan trung thành của Migu Yinyue. Nền tảng âm nhạc di động này cung cấp các bài nhạc của Trung Quốc, một cách miễn phí.

    Anh hâm mộ Châu Kiệt Luân và JJ Lin. Tuy nhiên, không dễ để nghe các bài hát của thần tượng ở nước ngoài. Tiểu Trần đã thử mua gói thành viên trên các ứng dụng âm nhạc khác nhau, nhưng chúng không đầy đủ và khá đắt. Anh cũng cảm thấy bất tiện khi phải chuyển đổi ứng dụng nghe nhạc liên tục. Một lần, phát hiện ra Migu Yinyue qua một bài bài, anh đã nhanh chóng thử và trở thành fan trung thành của ứng dụng này.

    Mỗi ngay, anh nghe nhạc trên nền tảng này khoảng một hoặc hai tiếng. Tiểu Trần cho rằng: "Nếu không lắng nghe, bạn không thể theo kịp nhịp điệu của văn hóa đại chúng ở trong nước."

    Nhưng anh chưa đăng ký làm thành viên của Migu Yinyue, bởi cho rằng chưa cần thiết. Nếu cần xem các MV ca nhạc hay phim, Tiểu Trần sẽ sử dụng tài khoản YouTube của vợ mình. Chưa kể, phí thành viên một tháng của Netflix cũng đủ để anh làm Gold Member trong một năm tại các trang web video ở Trung Quốc.

    Cuộc sống của thổ dân Trung Quốc tại Thung lũng Silicon - Ảnh 2.

    Bạn có thể nghe các bài hát của Jay Chou trên Spotify, nhưng phải trả phí thành viên mỗi tháng.

    Cassie đã kết hôn và sống ở Mỹ. Trước đó, cô từng tốt nghiệp đại học ở Anh. Trên máy tính của cô gái người Trung Quốc này, cũng như các bạn bè đồng hương khác, trình duyệt Chrome đều chứa đầy các plugin cho phép quay ngược trở lại các website nội địa để xem tin tức, video, nghe nhạc, trò chuyện... Lúc nào một tab trên trình duyệt cũng dẫn lối đến Taobao. Cô thích xem quảng cáo và các video đậm chất Trung Quốc, bởi chúng luôn tạo cho Cassie có cảm giác thân thiện.

    Nhưng mới đây, cô nhận ra rằng ứng dụng chuyên để nghe nhạc của mình đã xóa album của Châu Kiệt Luân và đổi nó thành một danh sách bài hát khác. Sau đó, cô đã cố truy cập vào Netease Cloud Music để nghe một bài nhạc cũ, nhưng thất bại vì hạn chế bản quyền.

    "Tất cả những tên bài hát quen thuộc trở thành màu xám và nhiều trang thậm chí không truy cập được", cô chia sẻ trong buồn bã.

    Cánh cửa kết nối phương Đông và phương Tây

    Cuộc sống của thổ dân Trung Quốc tại Thung lũng Silicon - Ảnh 3.

    Trong truyện Doraemon, có một thứ bảo bối mang tên "cánh cửa thần ký", cho phép Nobita có thể tùy ý đi tới bất cứ nơi nào.

    Trong kỷ nguyên toàn cầu, các nền tảng, ứng dụng trên Internet là cánh cổng thần kỳ của mọi người, cho phép họ thưởng thức các sản phẩm và dịch vụ trên toàn cầu với chi phí thấp, bất kể giới hạn địa lý. Nhưng chi phí mỗi nơi lại khác nhau.

    Các ứng dụng ở Mỹ có thể có giá hàng chục USD mỗi tháng, nhưng ở quốc gia khác có khi chỉ chưa tới 1.10 mức giá đó. Đây cũng lý do tại sao nhiều người Trung Quốc luôn muốn tìm cách vượt rào để quay trở lại sử dụng các ứng dụng nội địa quen thuộc. Trên trình duyệt Google Chrome, có hàng nghìn plugin phổ biến để nhiều người Hoa ở nước ngoài có thể quay trở lại quê hương chỉ bằng một cú nhấp chuột.

    Do chênh lệch về chi phí hoặc thói quen văn hóa, họ trở thành những "thổ dân", sẵn sàng trở thành một khách hàng ở nước ngoài cho các nền tảng dịch vụ của Trung Quốc. Họ cũng sử dụng Uber khi cần di chuyển, dùng ứng dụng Yelp để tìm nhà hàng, dùng Kayak để đặt chuyến bay... nhưng họ vẫn có một lựa chọn thứ hai, là các ứng dụng nghe nhạc hay mua sắm chi phí thấp của Trung Quốc.

    Và tất nhiên, có những người sử dụng cánh cửa này theo cách ngược lại. Họ mua hàng với giá bán buôn giá rẻ ở Trung Quốc để bán chúng với giá bản lẻ cao ở Mỹ hay các quốc gia phương Tây.

    Bạn bè của Windy đang lên kế hoạch kiếm tiền nhờ sự chênh lệch tỷ giá hối đoái này. Họ bắt đầu rao bán hàng hóa Trung Quốc trên nền tảng Amazon của Mỹ và nhờ cô giúp đỡ trong việc đặt mua và vận chuyển hàng hóa. Windy đã mua ủng hộ bạn bè một vài món hàng, nhưng phần lớn cô vẫn tự mua sắm từ Taobao.

    Nhiều thành viên trong nhóm của Windy giờ sẵn sàng mua sắm đồ trang trí để cải tạo nhà cửa từ Trung Quốc. Họ thậm chí chấp nhận việc mua hàng không hoàn lại, vì chúng có giá rẻ hơn rất nhiều so với mua ở các cửa hàng đồ gia dụng ở Mỹ. Họ dường như đã quá thoải mái trong việc tận hưởng các loại dịch vụ này, vui vẻ đi lại giữa hai bên của cánh cửa thần kỳ, không thể tự thoát ra.

    Tham khảo iFeng

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ