Cuối cùng bản SQL Server cho Linux đã chính thức ra mắt

    Nguyễn Hải,  

    Điều này có thể là một bước ngoặt trong lịch sử của SQL Server khi lần đầu tiên bộ tiện ích này hỗ trợ cả Linux.

    Tối hôm qua, bộ SQL Server 2017 đã chính thức ra mắt. Bản release mới nhất này là một bước ngoặt đáng chú ý trong lịch sử của bộ SQL Server, khi nó không chỉ phát hành cho Windows. Bộ SQL Server 2017 đánh dấu lần đầu tiên nó hiện diện chính thức cho Linux. Ngoài ra còn có một phiên bản container dành cho việc triển khai bằng cách sử dụng Docker.

    Vào tháng Ba năm ngoái, việc SQL Server dành cho Linux khi được giới thiệu đã làm số đông người theo dõi bất ngờ. SQL Server là loại phần mềm làm thay đổi mô hình kinh doanh cấp phép của Windows – khi mọi người buộc phải mua Windows Server để chạy được SQL Server – vì vậy việc phát hành một phiên bản hỗ trợ cho cả Linux sẽ có thể gây rủi ro về việc giảm bớt doanh thu của Windows Server.

     SQL Server cho Linux cuối cùng đã ra mắt chính thức.

    SQL Server cho Linux cuối cùng đã ra mắt chính thức.

    Scott Guthrie, phó chủ tịch điều hành mảng đám mây và doanh nghiệp, nhận thức được rủi ro này nhưng ông cảm thấy nó có thể được bù đắp bằng việc đưa SQL Server tới cho Linux. SQL Server có một bộ tính năng phong phú, và các khách hàng tiềm năng đang nói với Microsoft rằng họ rất yêu thích nó – nhưng họ lại đang là người dùng của Linux hoặc phụ thuộc vào Docker cũng như container. Do vậy, một sản phẩm chỉ dành cho Windows đang cản trở các khách hàng này.

    Việc đưa một phần mềm phụ thuộc vào Windows sang Linux sử dụng đến một dự án nghiên cứu của Microsoft, có tên gọi Drawbridge, nhằm tìm kiếm các cách tiếp cận mới cho ảo hóa và cô lập phần mềm. Hóa ra dự án này phù hợp một cách chặt chẽ với bản thân cách SQL Server được thiết kế: cả Drawbridge và SQL Server đều dựa trên một khái niệm về một thư viện phần mềm nằm giữa ứng dụng và hệ điều hành lưu trữ, để cung cấp các chức năng thiết yếu như quản lý bộ nhớ và lập lịch các luồng.

    Mối quan tâm của công chúng đối với bộ SQL Server cho Linux là rất tích cực, trong suốt thời gian phát hành bản preview của nó, đã có khoảng hơn 2 triệu lượt tải xuống đối với image của bộ SQL Server cho Linux Docker. Trong khi SQL Server có vẻ tốn kém hơn so với các phần mềm tương tự như MySQL và Postgresql, nhưng đối với các công ty đang tìm kiếm một cơ sở dữ liệu được hỗ trợ, nó vẫn rẻ hơn nhiều khi so với đối thủ Oracle. Bằng việc bổ sung khả năng hỗ trợ Linux, một lợi thế quan trọng của Oracle đã được loại bỏ hoàn toàn.

    Trong khi phần lớn tính năng cốt lõi của SQL Server hiện đã có mặt cho cả Windows và Linux, vẫn có một vài tiện ích hiện vẫn chỉ phụ thuộc vào các tính năng của Windows – ví dụ việc hỗ trợ nhóm và xác thực tích hợp trên Windows – vì vậy nó không hiện diện trên Linux. Nhưng xét một cách tổng thể, SQL Server cho Linux là một sự thay thế xứng đáng cho phiên bản dành riêng của Windows, với cùng các API, cùng các tính năng và cùng các công cụ quản lý.

    Khả năng tương thích tương tự cũng được mở rộng sang đám mây Azure. Cơ sở dữ liệu Azure SQL cũng tương tự như SQL Server, nhưng với hệ thống Managed Instances (quản lý các trường hợp ngoại lệ), giờ đây các nhà phát triển có thể dịch chuyển các ứng dụng sang sử dụng trên Cơ sở dữ liệu Azure SQL mà không phải thay đổi code và được tương thích đầy đủ. Microsoft cũng giới thiệu một dịch vụ mới, Azure Database Migration Service, để chuyển dữ liệu từ cơ sở dữ liệu tại chỗ lên đám mây.

    Công ty cũng xác nhận rằng nền tảng đám mây lai của mình không có tính song song. Các hệ thống như Azure Stack và Azure SQL Managed Instances nghĩa là các ứng dụng tại chỗ và trên đám mây, cũng như việc triển khai không hoàn toàn tương tự nhau, mà còn thực sự nhất quán và tích hợp.

    Bản thân Azure đang tiếp tục đưa thêm vào các tính năng mới: buổi thông báo tối qua được dành riêng cho các trường hợp máy ảo, trong đó có khoản giảm giá đến 72% việc chạy trên máy ảo cho các cam kết sử dụng dịch vụ trong một hoặc ba năm. Dịch vụ Azure Cost Management, được cung cấp miễn phí các khách hàng Azure, giúp họ theo dõi chi phí sử dụng đám mây dễ dàng hơn.

    Ngoài ra, buổi giới thiệu còn đề cập đến việc tích hợp với Cosmos DB, cơ sở dữ liệu NoSQL mới của Microsoft và Azure Functions, dành cho việc phát triển các ứng dụng không có máy chủ, và có tính co dãn cao.

    Tham khảo Arstechnica

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ