Cựu nhân viên FBI lý giải về cử chỉ bàn tay “lạ” của các chính trị gia khi diễn thuyết

    Lưu An,  

    Dù bạn không phải là một người quan tâm đến chính trị, đôi khi bạn đọc báo hoặc xem tivi cũng thấy lướt qua hình ảnh các chính trị gia nổi tiếng thế giới với bàn tay nắm hờ và giơ lên khi đang diễn thuyết.

    Để ý kĩ hơn một chút, bạn sẽ thấy họ đều nắm nhẹ bàn tay lại, ngón cái hướng lên trên đặt giữa khớp ngón trỏ và các đầu ngón tay còn lại đều hướng vào lòng bàn tay. Khi muốn nêu ra quan điểm, họ sẽ mở rộng bàn tay ra một chút, hướng về phía đám đông giống như đang đưa ra một khoản tiền.

     Ứng viên Tổng thống Mỹ 2016 - bà Hillary Clinton với hành động nắm tay quen thuộc.

    Ứng viên Tổng thống Mỹ 2016 - bà Hillary Clinton với hành động nắm tay quen thuộc.

    Joe Navarro – Cựu nhân viên phân tích của FBI và cũng là một chuyên gia chuyên phân tích ngôn ngữ cơ thể cho rằng, cử chỉ này không hoàn toàn thoải mái nhưng nó rất phổ biến ở các chính trị gia bởi đó là lúc cơ thể cố gắng phản ánh những gì mà não bộ chúng ta đang cố gắng truyền tải.

    “Khi bạn nói về một điều gì đó chắc chắn, giống như một chân lý, bạn sẽ có cử chỉ này. Còn khi bàn tay nắm hờ và hơi thả lỏng ra, đó là khi chân lý cần được sửa đổi” – Navarro cho biết.

    Nếu một chính trị gia có những cử chỉ như trên trong một buổi diễn thuyết, họ đang cố gắng truyền tải một thông điệp quan trọng tới người nghe. “Cái nắm tay thể hiện bạn đang tập trung vào một vấn đề nào đó đặc biệt quan trọng và bạn muốn tất cả mọi người nhận thức được điều đó” – Cựu nhân viên FBI chia sẻ.

    Từ kinh nghiệm quan sát các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, Navarro cho rằng đây là một cử chỉ hoàn toàn tự nhiên ở các nhà lãnh đạo khu vực Bắc Mỹ.

    Bên cạnh đó, một số người sẽ nắm hờ cả hai bàn tay và ngón trỏ giơ lên trên để nhấn mạnh rằng những vấn đề họ nói đến đều được ưu tiên như nhau, chẳng hạn như ứng viên Tổng thống Mỹ 2016 – tỷ phú Donald Trump, Tổng thống Pháp Francois Hollande hay Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas.

     Ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump

    Ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump

     Tổng thống Pháp Francois Hollande

    Tổng thống Pháp Francois Hollande

     Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas

    Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas

    Theo Navarro, thông qua cả hai loại cử chỉ bàn tay này, người nói muốn nhấn mạnh đến quan điểm của họ. Nhưng ông cũng cảnh báo rằng, nếu các nhà lãnh đạo dùng cử chỉ này quá nhiều, nó sẽ làm giảm sức mạnh lời nói của họ.

    “Khi nhìn thấy một cử chỉ quen thuộc như vậy lặp đi lặp lại quá nhiều lần, chúng ta sẽ có xu hướng hoặc bỏ qua nó hoặc coi đó như một bức tranh biếm họa”, Navarro nói.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày