Đã qua rồi thời kỳ vàng son, thị trường ứng dụng cũng tới lúc chứng kiến đà giảm tăng trưởng giống iPhone

    Le Min Kop,  

    2016 đánh dấu sự sụt giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng của thị trường ứng dụng, báo hiệu những khó khăn sắp tới của toàn ngành công nghiệp.

    10 năm trước, Apple lần đầu giới thiệu iPhone đã làm thay đổi ngành công nghiệp smartphone. Ngay sau đó, hãng tạo ra App Store giúp hệ sinh thái ứng dụng phát triển với tốc độ chóng mặt. Toàn bộ thị trường phình to theo từng năm.

    Thị trường ứng dụng đang đứng trước những khó khăn lớn
    Thị trường ứng dụng đang đứng trước những khó khăn lớn

    Nhưng theo số liệu mới đây của công ty chuyên phân tích di động Flurry, dù số lượng ứng dụng được sử dụng tăng 11% so với năm ngoái, con số này phản ánh một thực tế, tốc độ tăng trưởng đang chậm lại. Tính cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn, không phải như trước đây, miếng bánh vốn rất lớn nên bất kỳ nhà phát triển nào ra mắt sản phẩm đều nắm chắc phần thắng.

    Điều này chỉ ra rằng, thị trường ứng dụng dần chạm đến tới đỉnh vì khách hàng có hạn và họ chỉ có thể dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để “chơi đùa” với thiết bị. Nghĩa là, một ứng dụng mới nếu muốn tồn tại phải “hất cẳng” được đối thủ bằng sức hấp dẫn khó cưỡng để thuyết phục người dùng.

    Trước đây, tất cả có thể ăn chung miếng bánh, nhưng thị trường ngày càng chật chội. Đó là thách thức chung của kẻ đến sau, đặc biệt khi những cái tên như Facebook, Messenger, Google, Gmail, Instagram, Amazon, Apple Music… đã đặt nền móng vững chắc với sức mạnh vượt trội trong năm 2016.

    Flurry đưa ra nhận định của mình dựa trên nền tảng phân tích ứng dụng riêng. Họ theo dõi thoạt động của hơn 940.000 ứng dụng, trên 2,1 tỷ thiết bị với khoảng 3,2 triệu phiên (được tính một lần mở ứng dụng), cung cấp cái nhìn khá toàn diện về hệ sinh thái ứng dụng hiện nay.

     Ứng dụng di động tăng 11% trong năm 2016

    Ứng dụng di động tăng 11% trong năm 2016

    Năm 2016, thị trường ứng dụng tăng 11%, thấp hơn nhiều so với con số 58% của năm 2015. Tuy nhiên, thời gian mỗi người dành cho ứng dụng trên thiết bị lại tăng 69% so với năm ngoái.

    Một số ứng dụng đang làm tốt hơn so với số còn lại

    Không ngoài dự đoán, ứng dụng tin nhắn và mạng xã hội có bước phát triển mạnh mẽ trong năm qua, tăng 44% so với năm 2015 và thời gian người dùng dành cho những ứng dụng kiểu này tăng 394%. Kết quả có được nhờ một số yếu tố như: chúng hiện diện trên hầu hết các thiết bị thông minh, hỗ trợ tính năng mới như chat voice, gọi điện video, kết hợp giữa nhu cầu liên lạc và giải trí, đồng thời, nhu cầu sở hữu điện thoại cá nhân ngày càng tăng.

    Mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin được sử dụng nhiều
    Mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin được sử dụng nhiều

    Nhưng cũng có những mảng khác sụt giảm, gồm ứng dụng cá nhân hóa giảm 46% so với năm ngoái, game giảm 15% và Tạp chí-Tin tức giảm 5%. Thời gian sử dụng ứng dụng game giảm 4%, mức khá nhỏ, bù lại, lợi nhuận của ngành rất cao. Những cú huých lớn như Pokemon Go mang về cho nhà phát triển số tiền ngoài mong đợi.

    Các thể loại ứng dụng khác cũng có mức tăng khá như Kinh doanh - Tài chính tăng 43%, Mua sắm tăng 32% và Thể thao tăng 25%. Đặc biệt, loạt ứng dụng mua sắm được hưởng lợi từ sự trưởng thành của ngành công nghiệp thương mại điện tử, trong đó đáng chú ý là những bước tiến cho phép thanh toán dễ dàng trên smartphone cũng như hoàn thiện cơ chế thanh toán di động bản địa.

    Thời gian sử dụng của người dùng đối với từng loại ứng dụng
    Thời gian sử dụng của người dùng đối với từng loại ứng dụng

    Ngoài ứng dụng, bản báo cáo của Flurry còn phản ánh thói quen sử dụng thiết bị người dùng phần nào ảnh hưởng tới thị trường ứng dụng. Riêng Quý IV/2016, lượng người dùng phablet chiếm tới 41% tổng số thiết bị sử dụng ứng dụng, phù hợp với mức tăng của thị trường phần cứng.

    Mức tăng trưởng của thị trường ứng dụng đang giảm cho thấy, toàn ngành đã bước qua thời gì hoàng kim. Nó báo hiệu cho những khó khăn sắp tới đối kế hoạch phát triển ứng dụng mới và các startup muốn tham gia thị trường.

    Những gã khổng lồ hàng đầu về ứng dụng như Apple, Google, Microsoft chắc chắn sẽ tìm cách phát triển nền tảng tiếp theo, như hệ sinh thái cho thiết bị đeo, TV, bot.... Dự báo, xu hướng áp đảo trong năm 2017 sẽ là công nghệ giao tiếp bằng giọng nói.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ