"Đảo Chiến hạm" - nơi ghi hình bộ phim Skyfall đình đám

    Nguyễn Tuấn Tài,  

    Những tấm ảnh vô hồn cho ta cảm nhận rõ ràng về một nơi hoang tàn không sự sống.

    Những bức ảnh đáng sợ cho ta cái nhìn thoáng qua về một hòn đảo đã từng có người sinh sống tại Nhật Bản - đảo Hashima, hay còn được biết đến là Đảo Chiến Hạm.

    Nơi đây từng là một mỏ khai thác than nhưng sau đó đã bị bỏ hoang. Những bức ảnh ma quái chụp các tòa nhà cao tầng đổ nát từng là nơi những người thợ mỏ sinh sống, các đồ dùng gia đình bị bỏ lại và đồ chơi của trẻ em.

    Các bức ảnh được chụp lại bởi một nhà thám hiểm đô thị, được biết đến với cái tên Espinas3.

     Hòn đảo là một trong các địa danh mà bộ phim Skyfall đã ghi hình. Trong bộ phim, nó là hang ổ của nhân vật phản diện Raoul Silva

    Hòn đảo là một trong các địa danh mà bộ phim Skyfall đã ghi hình. Trong bộ phim, nó là hang ổ của nhân vật phản diện Raoul Silva

    Hàng ngàn phụ nữ, đàn ông và trẻ em đã sống và làm việc trên hòn đảo này, khai thác các mỏ than dưới biển, góp phần vào sự tăng trưởng nhanh chóng của công nghiệp Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19. Nhưng theo thời gian, hòn đảo ngày càng có ít ý nghĩa về kinh tế hơn. Đến năm 1974, công ty Mỏ Mitsubishi đã bỏ lại khu vực này.

    Người Nhật gọi hòn đảo là Gunkanjima, đây cũng từng là hang ổ của nhân vật phản diện Raoul Silva trong bộ phim Skyfall năm 2012. Ba năm sau đó, nó được UNESCO công nhận là di sản, năm 2015.

    Hòn đảo được xây một bức tường bao quanh. Ngày nay, nó trở thành một điểm du lịch nổi tiếng, một địa điểm có hình dạng giống như một tàu khu trục hải quân.

     Bức ảnh chụp bên ngoài hòn đảo, nó hoàn toàn chìm trong bóng tối

    Bức ảnh chụp bên ngoài hòn đảo, nó hoàn toàn chìm trong bóng tối

    Nó là nơi lưu giữ nhiều ký ức đối với những người như ông Minoru Kinoshita, 63 tuổi, người được sinh ra trên đảo.

    Tôi thường xuyên đến đây, mỗi lần như vậy tôi lại thấy quê nhà của mình ngày càng hoang tàn, đổ nát”, ông nói. Từ năm 13 tuổi, hòn đảo có diện tích 6,3 hecta - bao gồm cả trường học, hồ bơi, chợ ngoài trời, bệnh viện, nhà tù và những vườn rau trên sân thượng - là quê hương duy nhất mà Kinoshita từng biết đến.

    Dân số của Đảo Chiến Hạm đạt đỉnh vào khoảng năm 1960, khi có gần 5.300 người. Các mỏ ở đây mở cửa 24 giờ trong ngày và xoay vòng với 3 ca 8 tiếng.

    Làm việc ở nơi cao hơn mực nước biển 1.000 m, những người đàn ông phải làm việc vất vả trong không gian chật chội và ngột ngạt, họ phải đi vệ sinh vào các hố nhỏ mà họ tự đào.

    Không khí loãng và độ ẩm, đi kèm với bụi than và mồ hôi của công nhân đã làm chúng tôi đen nhẻm từ đầu đến chân”, Tomoji Kobata, 79 tuổi, người từng làm việc trên đảo trong một năm rưỡi vào đầu những năm 1960. Hơn 200 công nhân đã chết vì tai nạn lao động trong những năm đó. Số khác thì bị bụi phổi silic và các bệnh liên quan đến hô hấp khác.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày