Đây là những cái tên dài ngoằng và cực kỳ khó đọc trong khoa học, xem xong bạn sẽ thấy tiếng Việt của ta đơn giản vô cùng

    Dink,  

    Bệnh pneumonoultramicroscopicsilicovolcanokoniosis vô cùng nguy hiểm, tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay.

    Trong những lĩnh vực nghiên cứu của khoa học, sức khỏe, môi trường, có rất nhiều từ ngữ lạ và khó hiểu, thậm chí nhìn như tiếng người ngoài hành tinh. Hồi năm 2010, những sự kiện xoay quanh núi lửa Eyjafjallajokull phun trào khiến cho cái tên khó đọc đó tràn ngập mặt báo và đồng thời, khiến nó trở nên vô cùng quen thuộc và phần nào dễ đọc hơn.

     Núi lửa Eyjafjallajokull.

    Núi lửa Eyjafjallajokull.

    Phóng viên của tờ The Washington Post, cô Laura Helmuth đã hỏi David Fahrenthold, người đã từng cộng tác về mảng khoa học với báo này nhưng giờ đã chuyển công tác, rằng cụm từ khoa học nào khiến anh đau đầu nhất. Fahrenthold nói rằng đó là từ “pycnoline”, phát âm giống với “picnic line” và được dùng để chỉ một lớp nước biển, nơi có độ dày tăng lên nhanh chóng tỷ lệ thuận với độ sâu.

    Khi cô Helmuth đưa tin về tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus trở thành Tổng giám đốc mới của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), cô đã phải kiểm tra nhiều nguồn xem rằng tên ông đã được viết đúng hay chưa. Rồi vào một khoảnh khắc, cô chợt nhận ra rằng sẽ có lúc nền sức khỏe và y tế thế giới gặp phải một chướng ngại vật khủng khiếp nào đó, để tên ông Tedros Adhanom Ghebreyesus có thể vang lên mọi mặt báo, mọi phương tiện truyền thông và rồi ai ai cũng sẽ biết đọc và biết viết cái tên vừa dài vừa khó ấy.

     Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus.

    Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus.

    Chính câu chuyện này của cô Laura Helmuth đã truyền cảm hứng cho chị Bethany Brookshire, cây bút viết cho Science News, mở ra một cuộc thi nhỏ trên Twiter xem từ ngữ khoa học nào “khó nhằn” nhất, tất nhiên là cũng phải giải thích cho nó nữa.

    Những câu trả lời toàn là những từ ngữ ... tôi chưa thấy bao giờ. Bạn phải thấy tiếng Việt cực kì tươi đẹp và dễ hiểu đi, bởi vì:

    Đầu tiên đó là “ophthalmologist”, có nghĩa là bác sĩ khoa mắt. Rồi “haemophilia” tức là chứng máu loãng khó đông, “paediatric” có nghĩa là liên quan tới khoa bệnh nhi. Nhìn là thấy đây là một chuyên gia chuyên viết về sức khỏe rồi.

    Và các nhà nghiên cứu hóa học cũng có những nỗi khổ tâm của riêng mình.

    Polosaccharide, thì là Polisaccarit, là carbonhydrate (tinh bột) tạo thanh do nhiều monosaccariche kết hợp với nhau.

    Desiccator là môt tủ sấy. Tài khoản Twitter có tên Dr Terri, Tiến sĩ/Bác sĩ Terri còn ghi chú thêm rằng đến giờ cũng vẫn phải tra xem từ này là từ gì.

    Ethylenediaminetetraacetic acid, một loại acid có etylen (ethylene), diamin (diamine), một từ tiền tố chỉ số bốn (tetra-) và có tính giấm axetic (acetic).

    Bên cạnh đó, là bất cứ thứ gì có thành phần naphthyl trong đó.

    Bất cứ ai theo học và nghiên cứu ngành động vật ký sinh hay về cơ bản, là bất kì ngành gì có dính dáng tới mấy cái tên có gốc Latin.

    Ví dụ như:

    Anh chàng này nghiên cứu về loài hồng hạc, và phát hiện ra tới 3 giống hồng hạc (gồm 6 loài khác nhau), đó là Phoenicopterus, Phoeniconaias và Phoenicoparrus.

    Bà giáo sư này đã từng nghiên cứu một con ký sinh trùng mang tên Blastulidium paedophthorum, và bà thổ lộ rằng phải vô cùng tập trung để có thể viết được cái tên dài ngoằng này mà không sai.

    Các nhà khoa học trong lĩnh vực y tế chung vui với giới khoa học. Có lẽ nhà nghiên cứu dưới đây đã chẳng mất nhiều công suy nghĩ xem từ gì khó nhằn nhất, khi mà từ “pneumonoultramicroscopicsilicovolcanokoniosis” luôn ám ảnh mình. Từ này là để chỉ một bệnh khi mà phổi hít phải bụi silica mịn, khiến phổi bị sưng. Có thể gọi tắt là bệnh phổi được rồi, đừng lôi pneumonoultramicroscopicsilicovolcanokoniosis vào mà làm gì.

    Tên của bất kì loại kháng thể đơn dòng nào. Ví dụ như “bezlotoxumab”.

    Một chút chia sẻ cá nhân. Tôi đã có hai bài viết mà phải đè thêm dòng cảnh báo trên đầu rằng bài viết về kiến thức rất lằng nhằng, độc giả cân nhắc trước khi đọc tiếp. Ấy là bài về rối lượng tử và một bài về trạng thái vật chất mới là “tinh thể thời gian” . Hai bài này vừa dài vừa rắc rối nhưng vẫn có những độc giả tâm huyết chịu khó ngồi đọc, quả thực tôi có vài phần cảm kích. Suýt quên, còn một bài nữa về thời gian bán rã của tinh thể bismuth cũng đã từng khiến tôi vô cùng nhức não ...

    Với chút “vốn” là vài bài viết ấy (và thêm cả bài này nữa, khi phải đi tra từng cụm từ dài dòng khó hiểu kia), bản thân tôi có đôi phần cảm thông với những tác giả nghiên cứu nói trên. Ngôn ngữ quả là thứ tuyệt diệu và có một lịch sử dài cũng như đầy cảm xúc. Từ khi tổ tiên con người khắc hình lên vách hang động, cho tới những người Ai Cập vẽ mèo lên tường (khắc chữ tượng hình) cho tới ngày nay, bệnh viêm phổi do bụi silica được gọi là pneumonoultramicroscopicsilicovolcanokoniosis.

    Suy cho cùng, hóa ra chính chúng ta tự mua dây buộc mình nhưng thôi, chẳng cá nhân nào đủ lớn lao để phán xét loài người cả.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ