Đây là những loại kháng sinh đã mất 30% hiệu lực, và ngày càng có nhiều báo động về tác dụng phụ

    zknight,  

    Các bác sĩ vẫn kê đơn kháng sinh này cho nhiều bệnh từ viêm xoang, viêm phổi, phế quản đến viêm đường tiết niệu.

    Một loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiều dạng nhiễm trùng trước đây đã mất 30% hiệu lực. Không chỉ có vậy, các bác sĩ ngày càng phát hiện ra nhiều tác dụng phụ đáng báo động của nó.

    Những viên thuốc này thuộc một lớp kháng sinh có tên fluoroquinolone, từng nhiều lần xuất hiện trong khuyến cáo của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

    Kháng sinh fluoroquinolone bao gồm các loại: ciprofloxacin (Cipro), gemifloxacin (Factive), levofloxacin (Levaquin), moxifloxacin (Avelox), norfloxacin (Noroxin), và ofloxacin (Floxin).​

    Trong những trường hợp hiếm gặp, fluoroquinolone có thể gây tổn thương nặng cho gân và dây chằng, có trường hợp hoại tử. Nhiều phản ứng phụ khác của thuốc cũng được báo cáo trong các năm gần đây.

    Bây giờ, đối mặt với cả tình trạng kháng kháng sinh, các bác sĩ và chuyên gia khuyến cáo: tất cả các loại thuốc thuộc lớp fluoroquinolone nên được sử dụng một cách thận trọng nhất có thể.

     Ciprofloxacin, một loại kháng sinh trường thấy thuộc lớp fluoroquinolone

    Ciprofloxacin, một loại kháng sinh trường thấy thuộc lớp fluoroquinolone

    Những tác dụng phụ đầu tiên của lớp kháng sinh fluoroquinolone lờ mờ xuất hiện từ những năm 1970. Đó là khi hàng ngàn người được sử dụng kháng sinh này, trong giai đoạn thử nghiệm trước cả khi nó được cấp phép.

    Sau đó, bởi các tác dụng phụ là chưa rõ ràng, fluoroquinolone vẫn được sử dụng hết sức phổ biến. Các bác sĩ vẫn kê đơn kháng sinh này cho mọi bệnh nhiễm trùng thông thường, từ viêm xoang, viêm phổi, phế quản và viêm đường tiết niệu.

    Thế nhưng càng sử dụng, đi đôi với việc fluoroquinolone mất dần tác dụng do vi khuẩn kháng kháng sinh, tác dụng phụ của nó bắt đầu được ghi nhận ngày càng nhiều.

    Một hiệu ứng được chú ý của dòng kháng sinh này, đó là việc nó ảnh hưởng tới gân và dây chằng. Các nhà khoa học chưa rõ cơ chế cụ thể của việc này, nhưng họ tin rằng kháng sinh fluoroquinolone tác động tiêu cực đến dòng máu chảy vào collagen trong cơ bắp, những nhân tố sẽ tạo nên gân và dây chằng.

    Năm 2008, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ban hành quy định tất cả các loại thuốc fluoroquinolone đều phải dán nhãn đen cảnh báo về nguy cơ viêm gân sau khi sử dụng. Cho đến năm 2015, FDA lại ra cảnh báo về tổn thương thần kinh vĩnh viễn liên quan đến loại thuốc này.

    Tháng 5 năm 2016, fluoroquinolone tiếp tục được FDA cảnh báo thêm một lần nữa. Bây giờ, họ khuyến cáo các bác sĩ chỉ nên sử dụng fluoroquinolone như một loại kháng sinh lớp cuối, nghĩa là chỉ dùng trong trường hợp các kháng sinh khác mất tác dụng.

    Trước đó, nhiều cơ quan và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y tế tại Mỹ, ví dụ như Hiệp hội về các bệnh truyền nhiễm, Hiệp hội các bệnh phần ngực và Trường Sản phụ khoa Hoa Kỳ, đã đề nghị chuyển fluoroquinolone từ một loại thuốc điều trị tuyến đầu (nghĩa là được sử dụng ngay và cho hiệu quả) thành một loại thuốc chỉ sử dụng sau khi kháng sinh khác đã thất bại.

     Fluoroquinolone nên được chuyển về phía sau càng xa lựa chọn điều trị ban đầu càng tốt

    Fluoroquinolone nên được chuyển về phía sau càng xa lựa chọn điều trị ban đầu càng tốt

    Tuy nhiên, phải nói rằng từ việc ra khuyến cáo cho đến khi nó được tuân thủ bởi từng bác sĩ và bệnh nhân còn là một quá trình dài. Các nghiên cứu ngay tại Mỹ cho thấy, lượng toa kê fluoroquinolone bên ngoài bệnh viện vẫn còn cao và không có sự sụt giảm đáng kể.

    Bên cạnh các tác dụng phụ đáng lo ngại của fluoroquinolone, vẫn còn một lý do để các bác sĩ nên chuyển loại kháng sinh này về phía sau càng xa càng tốt so với lựa chọn điều trị đầu tiên. Chúng ta biết rằng khi một loại kháng sinh bất kỳ được sử dụng quá nhiều, vi khuẩn sẽ phát triển khả năng đề kháng thuốc, khiến cho toàn bộ lớp kháng sinh đó mất hiệu quả.

    Một điều đặc biệt với fluoroquinolone, đó là lớp kháng sinh này cực nhạy cảm để tạo ra những siêu vi khuẩn kháng thuốc. Trước đây, hiệu quả điều trị nhiễm trùng như viêm xoang và đường tiết niệu của fluoroquinolone lên tới 100%. Tuy nhiên, các thống kê hiện nay cho thấy nó chỉ còn 70% hiệu lực.

    Tiến sĩ B. Joseph Guglielmo, hiệu trưởng trường Y Đại học California San Francisco cho biết: “Điều này đã không được dự đoán vào thời điểm mà loại thuốc này xuất hiện. Mọi người đều nghĩ rằng đó là một loại kháng sinh tuyệt vời. Nhưng vi khuẩn luôn thông minh hơn chúng ta nghĩ”.

    Bây giờ, khi hiệu lực của fluoroquinolone đã giảm, các bác sĩ sẽ càng phải cân nhắc những tác dụng phụ của loại thuốc này. Lí do bởi trong điều trị, chúng ta luôn phải so sánh giữa lợi ích và tác hại của các loại thuốc.

    Những gì đang xảy ra ở thời điểm này, đó là khi hiệu lực của thuốc trở thành vấn đề ngày càng đáng cân nhắc, thì độc tính của nó cũng trở thành vấn đề đáng cân nhắc hơn”, Tiến sĩ Gugglielmo cho biết. “Nếu bạn có một loại thuốc mà không còn hiệu lực như trước nữa, bạn sẽ phải quay lại cân nhắc các lý do để không sử dụng nó”.

     Levaquin cũng thuộc lớp fluoroquinolone và cần sử dụng thận trọng

    Levaquin cũng thuộc lớp fluoroquinolone và cần sử dụng thận trọng

    Một số nghiên cứu cho thấy các tác dụng phụ của fluoroquinolone phổ biến hơn ở người cao tuổi và những người sử dụng thuốc steroid. Bởi vậy, khuyến cáo dành cho các bác sĩ là trước khi kê toa, họ phải hỏi bệnh nhân về các vấn đề sử dụng steroid và tiền sử bệnh về gân cơ của họ.

    Bên cạnh đó, chúng ta vẫn phải tiếp tục cập nhật thông tin từ các nghiên cứu fluoroquinolone, các tác dụng phụ tiềm ẩn của loại kháng sinh này và cân nhắc những trường hợp nào thì nên sử dụng chúng.

    Tham khảo Time, WebMD

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ