Đây mới là thứ kinh khủng nhất ở vực sâu nhất của Trái đất: các hạt vi nhựa

    Phong Nguyễn,  

    Ai cũng nghĩ đại dương sâu thẳm đã chứa đầy những sinh vật kỳ dị và khủng khiếp với chúng ta rồi, hóa ra có một thứ còn khủng khiếp hơn

    Ai cũng nghĩ đại dương sâu thẳm vốn đầy những sinh vật kỳ dị và khủng khiếp lắm rồi, hóa ra có một thứ còn khủng khiếp hơn: Cơn đại hồng thủy của các hạt vi nhựa.

    Đây mới là thứ kinh khủng nhất ở vực sâu nhất của Trái đất: các hạt vi nhựa - Ảnh 1.

    Các hạt vi nhựa

    Nghiên cứu mới công bố trên tờ Geochemical Perspectives Letters tháng 11, cho thấy chi tiết số lượng hạt vi nhựa đáng kinh ngạc được tìm thấy dưới vực Mariana - điểm sâu nhất tự nhiên. Phần đáy vực hình lưỡi liềm kéo dài khoảng 11 km về phía đông nam Trung Quốc và Philippines, nơi không có ánh sáng nào chiếu tới, nhiệt độ từ 1 đến 4 độ C và áp suất 16.000 psi - gấp 100 lần áp lực ở bề mặt nước biển.

    Vực Mariana kéo dài qua "vùng hadal" (vùng biển tối) chạy từ độ sâu khoảng 6 đến 11 km. Dù rất khắc nghiệt nhưng sự sống ở đây vẫn phát triển và tồn tại. Phạm vi của các hạt vi nhựa ở độ sâu này trước đây chưa được tìm hiểu rõ. Nghiên cứu mới cho thấy các hạt gây hại phổ biến và xâm lấn hệ động thực vật đến mức nào. Các tác giả khẳng định khả năng "đây là một trong những bồn rửa lớn nhất cho các hạt vi nhựa trên Trái đất".

    Càng dò xuống phía dưới biển sâu, nhóm nghiên cứu tìm thấy mật độ hạt nhựa tăng lên, tối đa 13,51 hạt mỗi lít. Con số này cao gấp bốn lần so với dữ liệu được báo cáo về lượng nhựa trong nước dưới đáy Thái Bình Dương và Đại Tây Dương trước đây. Biển bơi trong nhựa chứ không còn là nhựa bơi trong biển nữa.

    Hơn nữa, các hạt vi nhựa không tập trung một chỗ hay lơ lửng trong nước, mà còn được phát hiện rộng rãi trong các trầm tích từ 7 đến 11 km phía dưới đáy.

    Đây mới là thứ kinh khủng nhất ở vực sâu nhất của Trái đất: các hạt vi nhựa - Ảnh 2.

    Đại dương đang nguy kịch bởi rác thải nhựa

    Về nguồn gốc số nhựa, nghiên cứu suy đoán chúng xuất phát từ các khu công nghiệp phía Tây Bắc Thái Bình Dương và Trung tâm xử lý rác Thái Bình Dương. Nhựa không bị phân hủy nên thực sự chỉ có hai lựa chọn: Dạt vào bờ hoặc trôi xuống vực sâu. Đáng buồn thay, đáy vực đang là một cái bồn cầu khá vững chắc.

    Các hạt nhựa không chỉ gây ra vấn đề với sự sống nơi biển cả, khiến tắc nghẽn và mất cân bằng sinh thái, chúng đang đi lên phía trên chuỗi thức ăn. Ước tính với 13 triệu tấn chất thải nhựa rơi vào đại dương mỗi năm, nhiều khả năng bạn đang ăn nhựa mà không hay biết.

    Các sinh vật dưới đáy vực Mariana có thể là những con quái vật đáng sợ, nhưng chúng không  gây ra mối đe dọa nào cho con người. Ngày tận thế nhựa thì có thể.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày