Để tiết kiệm chút tiền xử lý khí ga, người ta đã vô tình tạo nên Cánh cửa địa ngục

    Tân Phan,  

    Chiếc hố này được đặt tên là "Cánh Cửa Dẫn Đến Địa Ngục", là một trong những mỏ khí ga tự nhiên lớn nhất thế giới.

    Vào năm 1971, những người công nhân dầu mỏ đã xác định được một địa điểm tiềm năng tại Turkmenistan, nơi mà họ nghĩ là một mỏ dầu rất lớn nằm tại đây. Nhưng người công nhân đã dựng máy khoan và trại nghỉ ngơi ở gần đó để tiến hành việc hút dầu. Họ rất mừng vì đã tìm ra một lượng khoáng sản lớn như thế vì ngoài dầu, họ còn thấy một lượng lớn khí ga metan tự nhiên ở trong mỏ.

     Cánh Cửa Dẫn Đến Địa Ngục (Door to Hell).

    "Cánh Cửa Dẫn Đến Địa Ngục" (Door to Hell).

    Tuy nhiên, một tai nạn nhỏ đã xảy ra khi đất đá ở mỏ bỗng dưng bị sập thành một hố to, tuy nhiên không ai thiệt mạng bởi vụ tai nạn này cả. Mọi thứ đều ổn cho đến khi họ lo lắng những khí ga độc hại trong mỏ sẽ làm ảnh hưởng đến các công nhân xung quanh nên quyết định sẽ đốt lượng ga đó. Họ tin rằng việc đốt khí ga sẽ nhanh chóng và rẻ tiền hơn các phương pháp trích xuất ga khác. Vào lúc đó, các công nhân dự đoán rằng khí ga sẽ cháy hết sau vài tuần, tuy nhiên nó vẫn tiếp tục cháy sau hơn 40 năm, cho đến tận ngày nay.

    Chiếc hố này được đặt tên là "Cánh Cửa Dẫn Đến Địa Ngục", là một trong những mỏ khí ga tự nhiên lớn nhất thế giới. Nó có tên như vậy vì lửa vàng và bùn nóng chảy đã ở trong hố suốt một thời gian dài. Nó có đường kính 70 mét và độ sâu khoảng 20 mét.

    Năm 2014, nhà thám hiểm George Kourounis đã là người đầu tiên đặt chân xuống lòng hố để thu thập các mẫu vi sinh vật tồn tại ở nhiệt độ này. Đài National Geographic Channel đã phát sóng hành trình của ông trong series phim tài liệu Die Trying.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ