Đêm giao thừa trên thế giới diễn ra như thế nào?

    Long.J,  

    Năm mới 2017 đã gõ cửa từng gia đình trên toàn thế giới, từ New York, London cho đến Sydney tới Dubai. Tuy nhiên, với 24 múi giờ khác nhau, đêm giao thừa sẽ diễn ra như thế nào?

    Bạn có biết?

    Đảo Tonga và Samoa trong tam giác Polynesian (Polynesian triangle) là một trong những nơi đón giao thừa sớm nhất trên thế giới, vào khoảng 10h sáng (theo giờ GMT) thứ 7, 31/12/2016.

    Những khu vực đón năm mới cuối cùng trên trái đất là những hòn đảo nhỏ bé xa xôi của nước Mỹ, như đảo Baker và Howland - những hòn đảo không có người ở.

    10:00 Thứ 7 - Tonga, Samoa và đảo Christmas / Kiribati

    13:00 Thứ 7 - Phần lớn nước Úc

    15:00 Thứ 7 - Nhật Bản, Hàn Quốc, một bộ phận nhỏ của Nga và Indonesia

    18:30 Thứ 7 - Ấn Độ và Sri Lanka

    20:00 Thứ 7 - Azerbaijan và tám nước khác bao gồm Armenia, UAE, Oman và Seychelles

    22:00 Thứ 7 - Hy Lạp và 30 quốc gia khác, bao gồm Nam Phi, Syria, Phần Lan và Latvia

    23:00 Thứ 7 - Đức và 43 nước khác, bao gồm Na Uy, Pháp, Ý và Tunisia

    00:00 Chủ Nhật - Vương quốc Anh và 26 quốc gia khác, bao gồm Morocco, Ghana và Ireland

    04:00 Chủ Nhật - Một khu vực nhỏ của Canada và 29 quốc gia khác bao gồm Bolivia, Venezuela và Barbados

    6:00 Chủ Nhật - Phần lớn của Hoa Kỳ và Trung Mỹ

    09:00 Chủ Nhật - Alaska / USA và vùng Polynesia thuộc Pháp

    12:00 Chủ Nhật - Các quần đảo xa xôi, hẻo lánh của Mỹ

    Những phong tục đón năm mới "độc nhất quả đất"

    Mặc đồ lót màu đỏ ở Thổ Nhĩ Kỳ: mặc đồ lót đỏ để tượng trưng cho sự may mắn của bản thân và những người thân yêu. Việc này đặc biệt phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ, vào những tháng cuối năm các cửa hàng đồ lót đỏ mọc lên như nấm và được người dân tiêu thụ một cách chóng mặt.

    Hôn tập thể ở Venice: Phong tục đón giao thừa ở quảng trường St Mark, Venice được biết đến không chỉ nhờ những màn pháo hoa công phu, hoành tráng mà còn bởi lễ hội hôn tập thể ở nơi đây. Người thân trong gia đình, bạn bè và đặc biệt là những đôi lứa sẽ kéo đến quảng trường St Mark và trao nhau những nụ hôn nồng thắm. Báo hiệu một năm mới tràn đầy hạnh phúc.

    Múa gấu ở Romania: Các vũ công và người dân ở Romania mừng năm mới bằng cách mặc trang phục gấu, hóa trang thành gấu để nhảy múa từ nhà này sang nhà khác. Người dân ở đây tin rằng, gấu là loài vật mạnh mẽ và có khả năng xua đuổi ma quỷ, đem lại sự may mắn và sung túc cho năm mới.

    Tục treo chồn ở Mỹ: Theo phong tục ở đây, người dân sẽ nhốt con chồn (possum) vào một chiếc lồng trang trí đèn nháy lộng lẫy và treo ở trên cao để chào đón năm mới. Trước đây, thị trấn này có tên gọi là Possum Snout (tạm dịch: mõm chồn). Tục lễ này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của những người yêu động vật, vài năm trở lại những con chồn sống đang dần được thay thế bằng mô hình chồn.

    Tổ chức năm mới trong nghĩa trang ở Chile: Tại Talca, một thị trấn nhỏ ở Chile có một phong tục rất lạ và kỳ quặc vào dịp năm mới. Mọi người ở Talca sẽ tổ chức chào đón năm mới với những người thân đã khuất. Các cánh cửa của nghĩa trang sẽ được mở vào lúc 11h đêm và mọi người mang theo đèn kiểu truyền thống, nến để có thể tạo nên một không khí ấm cúng tại đây. Người dân Talca tin rằng, người đã khuất muốn đón năm mới cùng những người thân yêu trong gia đình. Tục lệ này bắt đầu từ năm 1995, khi một gia đình ở địa phương đã tổ chức lễ đón năm mới ở gần mộ người cha đã khuất của họ.

    "Đập phá" đĩa tại cửa nhà hàng xóm ở Đan Mạch:

    Một tục lệ rất kỳ lạ trong dịp năm mới của người Đan Mạch đó là đập vỡ những chiếc đĩa ở cửa nhà hàng xóm. Điều này làm cho họ cảm thấy hạnh phúc hơn là bị làm phiền. Gia đình nào có nhiều đống đĩa vỡ tại cửa được coi là gia đình may mắn, vì điều đó đồng nghĩa rằng họ có rất nhiều bạn bè.

    Theo Telegraph

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ