Đánh giá camera "khủng" của Xperia Z1, so sánh cùng iPhone 5

    IcedT,  

    (GenK.vn) -Siêu phẩm mới ra mắt của Sony đối đầu smartphone chụp ảnh thông dụng nhất.

    Camera hay còn gọi là máy ảnh trên smartphone hiện nay đang ngày càng phát triển và trở thành một đối thủ đáng gờm của các dòng máy ảnh du lịch. Trong cuộc đua hết sức gay cấn này, Sony đã vừa tung ra siêu phẩm mới nhất của họ với tên gọi Xperia Z1, được coi là phiên bản nâng cấp của Xperia Z đã được ra mắt từ đầu năm. Trong những cải tiến về cấu hình thì camera có lẽ là nâng cấp sáng giá nhất trên Z1 so với người tiền nhiệm.

     Camera sau của Xperia Z1.
    Camera sau của Xperia Z1.

    * Bài viết sử dụng iPhone 5 do đây là smartphone được sử dụng để chụp ảnh nhiều nhất ( theo số liệu của Flickr )

    *Ảnh gốc nằm ở cuối bài viết.

    Phần mềm:

    Sony đã cải tiến và nâng cấp ứng dụng chụp ảnh của Xperia Z1 hơn so với những sản phẩm tiền nhiệm. Giờ đây, smartphone Sony đã được trang bị các tính năng thời thượng vốn từng xuất hiện trên nhiều sản phẩm của đối thủ như chụp hàng loạt sau đó chọn tấm đẹp nhất, thêm hiệu ứng thực tế ảo AR (Augmented Reality) vui mắt, chỉnh sửa trực tiếp bằng một số bộ lọc tích hợp như Instagram, Info-Eye giúp tra cứu thông tin từ các vật dụng xung quanh...

     

    Tuy vậy, một nhược điểm còn tồn tại trên camera của Z1 nằm ở chế độ chụp tự động Superior auto và tùy chỉnh bằng tay Manual. Theo đó, ảnh chụp từ chế độ tự động sẽ chỉ có độ phân giải là 8 MP trong khi độ phân giải lớn nhất mà camera của Z1 đạt được là 20,7 MP sẽ chỉ dành cho những bức ảnh được chụp bằng cách chỉnh các thông số bằng tay. Đây có lẽ là điểm mà Sony đã gây khó dễ cho những người dùng không có nhiều kiến thức chụp ảnh và những khách hàng ưu tiên về tốc độ chụp đồng thời muốn lưu giữ những khoảnh khắc một cách nhanh chóng.

    Phần cứng:

    Về phần cứng, Xperia Z1 sở hữu tính năng camera có thể nói là mạnh mẽ nhất hiện nay. Đầu tiên phải kể đến ống kính G vốn thường được trang bị trên những chiếc máy ảnh du lịch cao cấp của Sony. Bên cạnh đó Sony cũng đã bắt kịp xu thế khi mang tới cho Z1 một cảm biến kích thước lên tới 1/2,3 inch giúp thu sáng tốt hơn cùng với bộ xử lý ảnh độc quyền Bionz. Cuối cùng là độ phân giải của camera này lên tới 20,7 MP, quá đủ cho một thiết bị di động có trọng lượng chỉ là 170 gram.

     20,7 MP, ống kính G, cảm biến kích thước 1/2,3 là những thông số trên camera của Z1.
    20,7 MP, ống kính G, cảm biến kích thước 1/2,3 là những thông số trên camera của Z1.

    Do kích thước cảm biến lớn nên Xperia Z1 có khả năng bắt sáng khá tốt. Ảnh chụp trong điều kiện thiếu sáng của thiết bị này không bị tối như những sản phẩm tiền nhiệm. Tuy vậy, do có xu hướng làm cho ảnh chụp sáng hơn nên phần mềm của Z1 tự ý đẩy ISO (độ nhạy sáng) lên cao hơn cần thiết cũng như giảm tốc độ chụp, khiến cho đôi lúc ảnh bị rung và xuất hiện nhiễu (noise).

     Ảnh chụp thiếu sáng bởi Z1: sáng nhưng xuất hiện nhiễu, màu sắc hơi nhợt nhạt do đẩy ISO lên cao.
    Ảnh chụp thiếu sáng bởi Z1: sáng nhưng xuất hiện nhiễu, màu sắc hơi nhợt nhạt do đẩy ISO lên cao.
     
     Trong trường hợp này, Z1 cho ra ảnh ít nhiễu hơn iPhone 5 nhưng bị rung do máy giảm tốc độ chụp.
    Trong trường hợp này, Z1 cho ra ảnh ít nhiễu hơn iPhone 5 nhưng bị rung do máy giảm tốc độ chụp.

    Một bài thử nghiệm khác là chụp trong phòng sử dụng đèn ống (neon). Qua thử nghiệm này, ảnh chụp từ iPhone 5 hơi bị mờ nhòe và có tông màu ấm hơn Z1. Ngược lại, lần này Z1 lại phát huy ưu điểm cảm biến lớn hơn, khiến cho ảnh chụp ra đủ sáng và ít bị nhiễu. Tuy nhiên, thiết bị của Sony vẫn gặp phải một vấn đề về tần số quét, khiến cho ảnh chụp xuất hiện một số sọc dọc tương tự như khi ta quay phim một màn hình máy tính hoặc TV công nghệ cũ.

     
     Z1 cho ảnh chụp sáng hơn nhưng nhìn kĩ sẽ thấy xuất hiện sọc dọc.
    Z1 cho ảnh chụp sáng hơn nhưng nhìn kĩ sẽ thấy xuất hiện sọc dọc.
     
     Một thử nghiệm khác trong điều kiện thiếu sáng. Cả hai thiết bị cho ra ảnh chụp khá tốt và tương đồng.
    Một thử nghiệm khác trong điều kiện thiếu sáng. Cả hai thiết bị cho ra ảnh chụp khá tốt và tương đồng.

    Một vấn đề nữa mà nhiều người dùng smartphone hay gặp phải khi chụp ảnh đó là ảnh chụp thường bị "ám màu". Điều này xảy ra là do khả năng cân bằng trắng của thiết bị làm việc không chuẩn xác. Với Xperia Z1, máy vẫn đôi lúc thực hiện cân bằng trắng không tốt, nhất là với những trường hợp ánh sáng phức tạp. Qua hai tấm ảnh dưới, iPhone 5 cho ra khả năng cân bằng trắng tốt hơn. Tuy nhiên, cảm biến lớn lại khiến cho ảnh chụp từ Z1 xuất hiện ít nhiễu hơn đối thủ đến từ Apple, tạo cho người xem cảm giác ảnh chụp từ Z1 trong hơn, thật hơn.

     
     

    Trong một trường hợp khác, Xperia Z1 lại cho ra ảnh chụp có màu sắc chân thực hơn iPhone 5. Qua hai tấm ảnh dưới đây, iPhone 5 cho ra ảnh có xu hướng màu ấm hơn.

     
     

    Do ưu thế khẩu độ mở lớn hơn, đạt mức f/2 so với f/2.2 của iPhone 5 mà ảnh chụp từ Z1 cũng có thể "xóa phông" tốt hơn. Cũng chính khẩu độ này phần nào đã hỗ trợ cho Z1 tạo nên những bức ảnh có độ sáng khá tốt.

     
     iPhone 5 không có khả năng làm mờ hậu cảnh tốt như Z1.
    iPhone 5 không có khả năng làm mờ hậu cảnh tốt như Z1.
     Ảnh chụp từ Z1 xóa phông khá tốt, ngang ngửa với Lumia 1020.
    Ảnh chụp từ Z1 xóa phông khá tốt, ngang ngửa với Lumia 1020.

    Một tính năng khá thú vị lần đầu được Sony đem lên Xperia Z1 đó là AR effect hay có thể gọi là thực tế ảo. Với tính năng này, camera của Z1 sẽ tự động thêm một số hình ảnh 3 chiều thú vị lên ảnh theo thời gian thực. AR effect có lẽ rất thích hợp khi sử dụng để chụp ảnh con trẻ trong gia đình.

     

    Một số ảnh chụp khác từ iPhone 5 và Xperia Z1:

     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     

    Nhìn chung, với những thông số ấn tượng và phần mềm được cải tiến hơn trước đây, Z1 là một chiếc camera chụp ảnh tốt. Tuy vậy, hy vọng Sony sẽ cho phép Z1 chụp ảnh với độ phân giải 20,7 MP qua chế độ chụp tự động cao cấp (Superior auto) trong các bản cập nhật sắp tới.

    Tải về ảnh chụp nguyên gốc tại đây.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ