Điểm lại những lần Apple khiến chúng ta tức giận chỉ vì "dũng cảm" loại bỏ công nghệ cũ

    Minh Trang,  

    Tôi cũng đã nhiều lần khốn khổ chỉ vì Apple liên tục thay đổi.

    Với iPhone 7, Apple đã chính thức khai tử jack cắm tai nghe 3.5mm. Nhiều người không thích sự thay đổi này của Apple, và tôi cũng vậy. Tuy nhiên, chính từ những sự kiện như thế này mà chúng ta mới có dịp được nhìn lại những lần Apple đã khiến giới công nghệ chao đảo, và để rồi tất cả phải "biết ơn" vì chính những sự thay đổi này đã khiến con người ta sẵn sàng rời xa những cái cũ, và hướng tới những cái mới.

    Sản phẩm Apple mang đến nhiều thay đổi nhất, và cũng là sản phẩm giúp Apple sống sót sau nhiều năm suy thoái là chiếc iMac G3. Chiếc máy tính tất-cả-trong-một này không có ổ đĩa mềm khi ra mắt vào năm 1998, nhưng ngoài ra nó cũng nói lời tạm biệt với cổng SCSI và ADB mà người dùng Mac thường sử dụng để kết nối ổ cứng, chuột và bàn phím.

     iMac là chiếc máy đã cứu sống Apple, và thành công đó đi kèm những quyết định từ bỏ cái cũ

    iMac là chiếc máy đã cứu sống Apple, và thành công đó đi kèm những quyết định từ bỏ cái cũ

    Trước đó vào những năm 1980, Apple cùng Sony cũng đã thúc đẩy sự chuyển giao từ ổ đĩa mềm 5.25-inch sang ổ 3.5-inch. Chiếc Macintosh đầu tiên ra mắt năm 1984 với ổ đĩa mềm 3.5 inch đã khiến không ít người dùng cảm thấy sững sờ, nhưng rồi kết quả thì như các bạn đã thấy đấy: khi nói đến đĩa mềm, phần lớn chúng ta đều nghĩ đến chuẩn 3.5-inch chứ không phải là 5.25-inch.

     Đĩa mềm 8-inch, 5.25-inch và 3.5-inch

    Đĩa mềm 8-inch, 5.25-inch và 3.5-inch

    Năm 2008, khi mà Apple đã trở thành một tập đoàn thành công với Mac, iPod và iPhone, hãng lại tiếp tục thể hiện khát khao thay đổi của mình bằng việc ra mắt chiếc MacBook Air với thiết kế siêu mỏng. Và để đạt được độ mỏng 8.94mm và trọng lượng 1.36Kg siêu-ấn-tượng thời đó, MacBook Air không sở hữu ổ quang và cổng Ethernet. Người dùng muốn sử dụng ổ quang có thể mua thêm một thiết bị gắn rời với giá 99 USD, và tương tự như vậy với cổng Ethernet.

     Người dùng sẽ phải mua ổ quang gắn ngoài (giá 99 USD) để sử dụng với MacBook Air

    Người dùng sẽ phải mua ổ quang gắn ngoài (giá 99 USD) để sử dụng với MacBook Air

    Ngay tại thời điểm 2016, hai giao tiếp này vẫn có giá trị sử dụng. Nhưng với sự bùng nổ của Wi-Fi, nội dung số và hàng loạt những chiếc Ultrabook ra mắt sau này, Steve Jobs chắc chắn không hề sai khi nói rằng: "Người dùng sẽ không cảm thấy "nhớ nhung" ổ đĩa quang nữa" - một câu nói từng gây bão vào thời điểm ra mắt MacBook Air.

     Steve Jobs cho rằng các tác vụ mà người dùng cần ổ quang như xem phim, cài phần mềm, backup dữ liệu và nghe nhạc di động sẽ được thay thế bằng các giải pháp tốt hơn

    Steve Jobs cho rằng các tác vụ mà người dùng cần ổ quang như xem phim, cài phần mềm, backup dữ liệu và nghe nhạc di động sẽ được thay thế bằng các giải pháp tốt hơn

    Năm đó, Apple cũng dần khai tử cổng FireWire khi không tích hợp nó trên MacBook Air và chiếc MacBook 13 inch. Trên chiếc MacBook Pro 15 inch và 17 inch, số cổng FireWire cũng được giảm từ 2 xuống 1. Để rồi đến năm 2013, cổng kết nối này bị loại bỏ hoàn toàn khỏi tất cả các dòng máy Mac, và được thay thế bởi cổng USB 3.0 và Thunderbolt với tốc độ nhanh hơn và độ phổ biến cao hơn.

     Apple khai tử cổng FireWire trên các thế hệ Mac sau này của mình

    Apple khai tử cổng FireWire trên các thế hệ Mac sau này của mình

    Khi chiếc iPhone 5 ra mắt năm 2012, Apple đã loại bỏ cổng kết nối 30-pin để thay bằng Lightning. 30-pin là cổng kết nối có mặt lần đầu trên chiếc iPod thế hệ 2003, và trong từng ấy năm, người dùng đã bỏ ra không ít tiền để đầu tư cho các phụ kiện dùng chuẩn này.

     iPhone 5 là thiết bị di động đầu tiên của Apple không có cổng 30-pin

    iPhone 5 là thiết bị di động đầu tiên của Apple không có cổng 30-pin

    Mặc dù sự thay đổi này là rất cần thiết, nhưng khi nghe Tim Cook dễ dàng "rũ bỏ" tất cả mọi thứ một cách rất dễ dàng và yêu cầu người dùng mua thêm adapter Lightning to 30-pin chỉ để dùng phụ kiện cũ, người dùng không khỏi cảm thấy cay cú.

     Người dùng sẽ cần mua adapter nếu muốn sử dụng các phụ kiện 30-pin cũ

    Người dùng sẽ cần mua adapter nếu muốn sử dụng các phụ kiện 30-pin cũ

    Một sản phẩm vẫn đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều dù đã ra mắt được gần 2 năm, đó là chiếc MacBook 12 inch. Như những gì đã làm với MacBook Air, Apple tiếp tục gỡ bỏ hàng loạt cổng giao tiếp, nhưng lần này có vẻ hãng hơi "quá đà" khi chỉ để lại duy nhất cổng USB-C và Headphone 3.5mm.

     MacBook mới chỉ sở hữu một cổng USB-C duy nhất​

    MacBook mới chỉ sở hữu một cổng USB-C duy nhất​

    Điều này đồng nghĩa với việc người dùng sẽ từ "tùy tâm", giờ đây trở thành bắt buộc phải mua một adapter 19 USD để có một cổng USB truyền thống, hay 79 USD để có thêm một cổng HDMI và USB-C nữa. Nghịch lý hơn, bạn cũng sẽ không thể kết nối chiếc iPhone hay iPad của bạn vào MacBook mới nếu như không mua adapter hoặc một sợi dây cáp mới.

     Adapter giá 79 USD cắt cổ dành cho MacBook

    Adapter giá 79 USD cắt cổ dành cho MacBook

    Và đến năm nay, như các bạn đã thấy, là việc Apple gỡ bỏ cổng tai nghe 3.5mm trên iPhone 7 và 7 Plus. Liên tục "đả kích" chuẩn kết nối này rằng nó cũ kỹ, rằng nó đã hơn 100 tuổi, nhưng liệu Apple có sai khi thay thế một chuẩn kết nối đã quá phổ biến, quá tốt và cho chất lượng âm thanh mà không-ai-phàn-nàn? Chưa thể đưa ra bất kỳ khẳng định nào cho câu hỏi này, nhưng dựa trên lịch sử, hy vọng rằng Apple sẽ lại một lần nữa thay đổi cách thức mà chúng ta hàng ngày tiếp xúc với công nghệ.

     Trên iPhone 7, Apple tiếp tục khiến người dùng ngỡ ngàng khi gỡ bỏ jack cắm tai nghe 3.5mm. Nhưng liệu lần này quyết định của Apple có đúng?

    Trên iPhone 7, Apple tiếp tục khiến người dùng ngỡ ngàng khi gỡ bỏ jack cắm tai nghe 3.5mm. Nhưng liệu lần này quyết định của Apple có đúng?

    Tham khảo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ