Đánh giá chi tiết HTC Desire 600: Cân bằng Âm - Sắc

    PAV,  

    Mạnh về thiết kế vẫn là truyền thống từ xưa tới nay của HTC đồng thời âm thanh Boom-Sound cũng là một thế mạnh.

    HTC là hãng sản xuất phần cứng đã tạo được tiếng vang không nhỏ từ thuở sơ khai của smartphone với những cái tên đã tạo thành chuẩn mực thời bấy giờ như Desire HD2. Đặc biệt, sau khi đạt được thỏa thuận hợp tác với Beat Audio một hãng lớn về âm thanh, vị thế của HTC lên như diều gặp gió đặc biệt là trong mắt người dùng công nghệ họ đã chiếm được một vị trí lớn và giữ được một lượng fan trung thành nhất định.

    Đánh giá chi tiết HTC Desire 600: Cân bằng Âm - Sắc
     

    Mặc dù HTC One X và cả HTC One mới đây không thực sự thành công như những gì mà hãng này mong đợi nhưng dù là sản phẩm thành công hay không thì từ trước đến nay vẫn chưa ai có thể chê trách gì thiết kế của HTC.

    Vẫn là chiến lược mà HTC vẫn sử dụng, sau khi HTC One tạo được chỗ đứng nhất định, hãng này bắt đầu mở rộng sản phẩm xuống phân khúc thấp hơn, ở tầm trung có One mini còn ở tầm thấp có Desire 600, là sản phẩm mà chúng ta sẽ cùng mổ xẻ ngày hôm nay.

    Dáng vẻ đã thay đổi

    Không còn giữ lại những thiết kế đã trở thành tượng đài của HTC One, Desire 600 trở lại với phong cách cũ thường thấy ở dòng điện thoại phổ thông của hãng, đặc trưng đầu tiên đó là nắp lưng tháo rời được làm bằng nhựa lắp sát với phần khung máy nhôm. Nắp lưng của Desire 600 tuy là nhựa nhưng lại được làm hơi bó ở cạnh dưới để giữ nắp lưng chặt chẽ hơn.

    Đánh giá chi tiết HTC Desire 600: Cân bằng Âm - Sắc
     

    Tuy nhiên do phần bo tròn ở mặt lựng cũng trùng với vị trí Camera nên ở đây tạo thành 1 vùng tiếp giáp giữa mặt phẳng của Camera và mặt cong của lưng tạo ra 1 vị trí lắp ráp không thuận lợi, dễ khiến cho vỏ máy bị kêu nếu như lắp không chặt. Nhưng nếu bỏ qua chi tiết nhỏ này thì toàn bộ khung nhôm phay xước của Desire 600 lại khiến chúng ta phải hài lòng về độ cứng cáp.

    Đánh giá chi tiết HTC Desire 600: Cân bằng Âm - Sắc
     

    Bố trí phím cứng chưa hợp lý

    Tổ hợp 3 phím cứng không thể thiếu trong các điện thoại Android luôn luôn là chỗ để người ta nhìn vào đánh giá và so sánh với nhau nên để chiều lòng được tất cả khách hàng là điều không thể đối với một hãng sản xuất. Còn xét trên cương vị là người có bàn tay nhỏ thì bố trí phím nguồn ở trên đỉnh một chiếc máy khá dài như Desire 600 có phần thiếu hợp lý bởi nó khiến chúng ta phải cẩn thận trượt tay dịch lên trên thì ngón trỏ mới với tới nút nguồn và rồi lại phải cẩn thận kéo tay xuống để sử dụng máy với 2 phím cảm ứng Back và Home ở tận sát cạnh màn hình bên dưới. Phím âm lượng vẫn nằm ở cạnh phải như hầu hết các sản phẩm đang có trên thị trường, đây dường như là vị trí khó có thể thay thế của những phím này.

    Đánh giá chi tiết HTC Desire 600: Cân bằng Âm - Sắc
     
    Đánh giá chi tiết HTC Desire 600: Cân bằng Âm - Sắc
     

    Ngoại trừ việc bố trí hơi xa nhau thì cụm phím cứng này cũng bị làm áp sát vào mặt điện thoại để giữ được thẩm mĩ cho sản phẩm nhưng bù lại sẽ là cảm giác ngón tay khi chạm phím rất ít khiến phím cứng có phần khó bấm hơn. Một sự đánh đổi của thiết kế và hiệu quả sử dụng.

    Nắp lưng bám tay nhưng không bám bẩn

    Phần nắp lưng được thiết kế bo tròn là một trong những nguyên tắc thiết kế không nhiều hãng dám từ bỏ bởi đây là phần khiến cho điện thoại khó di trượt hơn khi nằm trong lòng bàn tay người dùng. Cũng có một vài ví dụ điển hình về việc bỏ qua yếu tố này như Nexus 4 hay Xperia Z nhưng hậu quả hẳn nhiều người cũng đã nhìn thấy. Duy chỉ có Apple là kẻ dám phá bỏ nguyên tắc này mà vẫn sống khỏe trên iPhone 4 trở đi là bởi họ giữ được nguyên tắc về độ to màn hình khiến mặt lưng dù phẳng nhưng vẫn trở thành tượng đài.

     Cảm biến NFC trên vỏ của Desire 600.

    Cảm biến NFC trên vỏ của Desire 600.

    Nắp lưng bo tròn và được làm bằng nhựa sần nên độ bám tay của Desire 600 khá cao nó cũng không bị phủ một lớp sơn chun mịn như các dòng cao cấp khác nên việc bám vân tay cũng gần như không xuất hiện nhiều mà nếu có xuất hiện do quá nhiều mồ hôi tay thì cũng dễ dàng lau rửa, đây cũng có thể coi là một lợi thế nho nhỏ của nắp nhựa.

    Đánh giá chi tiết HTC Desire 600: Cân bằng Âm - Sắc
     

    Màn hình chưa nổi bật

    Dù kích thước lên tới 4.5 inch nhưng Desire 600 chỉ sở hữu phân giải trung bình (540 x 960) chưa xứng tầm với giá tiền 8,2 triệu đồng. Tất nhiên mọi tiêu chí về độ sáng, độ chói và khả năng hiển thị dưới nắng đều đạt mức khá nhưng không có gì quá nổi bật so với các loại smartphone cùng tầm giá.

     Blink Feed của Sense 5.0 cho phép đọc tin dễ dàng ngay trên màn hình Home.

    Blink Feed của Sense 5.0 cho phép đọc tin dễ dàng ngay trên màn hình Home.

    Duy có phần kính bảo vệ màn hình có chất lượng khá cao khó bị xước dù có thường xuyên cọ sát với túi quần bò

    Boom-Sound - Giữ được chất HTC One

    Xuất hiện lần đầu tiên trên siêu phẩm HTC One, Boom-Sound một lần nữa lại trở thành điểm nổi trội của Desire 600, lật đổ hoàn toàn các sản phẩm cùng phân khúc về mặt âm thanh. Khác với hầu hết loa ngoài của các sản phẩm smartphone Android được đặt ở mặt lưng của điện thoại, loa ngoài của Desire 600 là 2 dải loa được đặt ngay tại mặt trước chiếm hết chiều rộng của máy.

    Đánh giá chi tiết HTC Desire 600: Cân bằng Âm - Sắc
     

    Do có 2 loa nên Desire 600 tạo được âm thanh vòm (stereo) tốt hơn khiến âm thanh khi đẩy max volume cũng gần bằng một chiếc TV LCD khi bật ở mức trung bình. Đặc biệt khác với các loại máy 1 loa rất dễ bị rè khi đẩy âm lượng tối đa, còn Desire 600 thì âm thanh vẫn to rõ ràng, đặc biệt là không bị ảnh hưởng khi đặt máy trên các mặt mềm như đệm hay gối.

    Chế độ 2 SIM đúng nghĩa

    Đây có thể coi là phần nổi bật nhất trên Desire 600, điện thoại có 2 khe SIM thực sự không hề thiếu trên thị trường nhưng điểm đặc biệt là 2 khe SIM của Desire 600 có thể nhận cuộc gọi từ cả 2 khe cùng lúc và bạn có thể nhận cuộc gọi bên SIM này trong khi SIM kia vẫn tiếp tục đổ chuông giống như 2 chiếc điện thoại khác nhau được tích hợp trong Desire 600 vậy. Tất nhiên vì là 2 chiếc điện thoại khác nhau nên các bạn có thể dùng SIM này gọi sang SIM kia là điều hết sức bình thường.

    Đánh giá chi tiết HTC Desire 600: Cân bằng Âm - Sắc
     

    Dù không có nhiều tác dụng nhưng đây là sự thay đổi nho nhỏ mà HTC đã làm được trên Desire 600.

    Camera

    Giống như nhiều sản phẩm khác trong cùng tầm giá, Camera sau của Desire 600 là loại 8 MP hiện đang rất phổ biến, như đã nói ở trên, phần Camera là 1 mặt phẳng còn lưng là một mặt cong nên khi đặt xuống các mặt phẳng như mặt bàn sẽ giảm thiểu được tối đa khả năng xước và va chạm.

    Vẫn mang trong mình các điểm đặc trưng không thể lẫn đối với các cảm biến hình ảnh trên máy HTC đó là thể hiện các màu lạnh rất tốt đặc biệt là màu xanh lá, nó khiến cho các bức ảnh chụp cây cối trông tươi mới hơn nhưng không được thực tế và các khoảng màu trắng nhất là phần chụp nền trời sẽ dễ bị ngả sang màu tím hoặc bị ánh tím ở viền, đây là những đặc điểm nổi bật thường thấy ở Camera của HTC.

    Đánh giá chi tiết HTC Desire 600: Cân bằng Âm - Sắc
     
    Đánh giá chi tiết HTC Desire 600: Cân bằng Âm - Sắc
     

    Khả năng chụp tối của Desire 600 không được đề cao cho lắm nên hình ảnh chụp khi không có Flash trông rất nhiều muỗi và mất chi tiết.

    Các bạn có thể xem lại bài so sánh ảnh chụp Camera Desire 600.

    Hiệu năng

    Phần cứng

    Sử dụng SoC lõi tứ thuộc dòng giá rẻ S4 Play của Qualcomm, loại SoC được trang bị 4 lõi Cortex A5 hoạt động ở mức xung tối đa là 1,2 GHz. Đặc điểm của dòng SoC này là giá thành rẻ so với thương hiệu lớn như Qualcomm tuy nhiên lõi Cortex A5 có phần hơi kém hiệu năng so với những chip A7 A9 đang được sử dụng phổ biến.

    Đánh giá chi tiết HTC Desire 600: Cân bằng Âm - Sắc
     

    Tuy nhiên, lý thuyết rút ra từ những con số là như vậy còn trên thực tế độ mượt và ổn định của máy lại phụ thuộc rất nhiều vào tính tương thích giữa phần cứng và phần mềm. Tuy HTC chưa thể tối ưu giao diện Sense 5.0 để Desire 600 hoạt động mượt mà nhưng cái tên Qualcomm lại khiến cho các nhà phát triển phần mềm phải đặc biệt chú ý tối ưu phần mềm dành cho các chip mà hãng này sản xuất. Kết quả là dù sử dụng một con chip có thông số kĩ thuật không cao nhưng xét về trải nghiệm thực tế trên những game có cấu hình nặng như trong bài thử nghiệm game nặng trên Desire 600 đã làm trước đây thì chưa thấy có một game nặng nào mà Desire 600 không chạy mượt mà cả.

    Đó chính là lợi thế của sự tương thích giữa App và phần cứng, còn về nhân đồ họa hơi lỗi thời Adreno 203 có trên SoC Snapdragon 200 của Qualcomm sẽ chỉ khiến hình ảnh thể hiện trong game không được sắc nét và chi tiết còn ngoài ra nó không gây ra ảnh hưởng gì lớn tới trải nghiệm khi chơi game.

    Nhiệt độ và Pin

    Dù là nắp lưng bằng nhựa nhưng toàn bộ thân máy vẫn là nhôm nên hiệu quả tản nhiệt của Desire 600 cũng rất tốt. Chúng tôi đã thử nghiệm xem phim HD 720 ở chế độ âm lượng tối đa, do Boom-Sound nên âm thanh rất lớn, rõ ràng. sau khoảng 1 tiểng rưỡi xem phim máy nóng lên không nhiều, dừng lại ở mức tối đa khoảng 55-60 độ. Kết quả cũng tương tự khi làm bài thử nghiệm chơi game nặng nhưng thời gian chỉ khoảng 15 phút chứ không phải 1 tiếng rưỡi.

    Đánh giá chi tiết HTC Desire 600: Cân bằng Âm - Sắc
     

    Lượng Pin hao hụt khi xem 1 tiếng rưỡi phim nói trên cũng ở mức trung bình khi máy mất khoảng 25% sau khi xem hết Pin, đây là mức không phải cao nhưng với một chiếc điện thoại có loa ngoài lớn như Desire 600 thì điều này lại đủ xếp vào mức khá bới Pin của nó chỉ có 1860mAh.

    Tổng kết

    Ưu điểm:

    - Bản màu đen thiết kế đẹp
    - Sử dụng SoC của Qualcomm nên nhiều ứng dụng tương thích
    - Máy sử dụng bình thường rất mát
    - Boom-Sound nổi bật
    - Màn hình khó xước
    - Sử dụng Giao diện Sense 5.0
    - Chế độ tiết kiệm năng lượng tự động tỏ ra hiệu quả
    - Chế độ 2 Sim thường trực độc đáo

    Nhược điểm:

    - Camera vẫn có những điểm yếu cố hữu
    - Chụp ảnh tối vẫn chưa hiệu quả
    - GPU hơi lỗi thời nên hình ảnh game chưa chi tiết
    - Vỏ nhựa hơi ọp ẹp ở phần Camera

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ