Độ bức xạ của các siêu di động và ảnh hưởng tới người dùng

    Tùng Phạm,  

    Có khá nhiều các siêu phẩm smartphone hàng đầu hiện nay đã gần chạm giới hạn bức xạ.

    Không nhiều người dùng phổ thông hiểu rõ về giá trị SAR.  Về cơ bản, SAR là viết tắt của (Specific Absorption Rate) tạm gọi là tỷ lệ hấp thụ theo khối lượng. Chỉ số này mô tả mức độ hấp thụ bức xạ lên cơ thể người dùng khi họ sử dụng các thiết bị hỗ trợ kết nối mạng. Tuy xa lạ nhưng SAR đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghệ bởi nó phản ánh mức độ ảnh hưởng của các thiết bị công nghệ lên sức khỏe con người. Có thể bạn không biết nhưng SAR luôn được FCC (Federal Communications Commission), Cục Viễn Thông Liên Bang đo lường cẩn thận trên mỗi smartphone hay tablet được bán ra để đảm bảo chúng không gây hại cho người dùng. 

    Biểu đồ nhiệt so sánh giữa việc không nghe điện thoại và nghe điện thoại trong 15 phút. Vùng màu vàng và màu đỏ miêu tả tác động của nhiệt mà có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

    Biểu đồ nhiệt so sánh giữa việc không nghe điện thoại (trái) và nghe điện thoại trong 15 phút (phải). Vùng màu vàng và màu đỏ miêu tả tác động của nhiệt gây ra từ bức xạ điện thoại, có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

    Cụ thể, giá trị giới hạn của SAR không được vượt quá 1,6 W trên mỗi kg (W/Kg). SAR được tính trung bình trên mỗi gram trọng lượng cơ thể con người. Điểm đáng nói ở đây là có khá nhiều các siêu phẩm smartphone hàng đầu hiện nay đã gần chạm giới hạn này. Hãy cùng xem.

    1. Chỉ số SAR của LG G3: 0.99 W/kg

    LG G3

    2. Chỉ số SAR của Galaxy Note 3: 1.07 W/kg

    Samsung Galaxy Note 3

    3. Chỉ số SAR của Galaxy S5: 1.28 W/kg

    Samsung Galaxy S5

     

    4. Chỉ số SAR của Galaxy Note 4: 1,2 W/kgSamsung Galaxy Note 4

    5. Chỉ số SAR của HTC One M8: 1,29 W/kg

    HTC One (M8)

     

    6. Chỉ số SAR của LG G2: 1,44 W/kg

    LG G2

     

    7. Chỉ số SAR của Xperia Z3 Compact: 1,45 W/kg

    Sony Xperia Z3 Compact

     

    8. Chỉ số SAR của iPhone 6: 1,59 W/kg

    Apple iPhone 6

     

    Hiện chưa có bằng chứng cho thấy bức xạ điện thoại di động có khả năng gây ung thư   nhưng người dùng vẫn nên hạn chế sử dụng điện thoại và đặt xa cơ thể nếu không thực sự cần thiết. Trước mắt những thiết bị có chỉ số SAR càng thấp sẽ càng ít tác động đến sức khỏe hay ít nhất sẽ mang lại cảm giác yên tâm hơn khi sử dụng.

    Dưới đây là một số thói quen tốt làm giảm ảnh hưởng của các bức xạ từ điện thoại di động của bạn:

    - Trong văn phòng, nên để điện thoại di động lên bàn hoặc trong túi xách thay vì để trong túi của mình... Hãy đặt điện thoại lên bàn khi đang làm việc.
    - Sử dụng chức năng loa ngoài của điện thoại bất cứ khi nào có thể, đặc biệt là cho những cuộc gọi hội thoại dài.
    - Không sử dụng điện thoại di động trong không gian có kim loại xung quanh như thang máy, xe hơi, xe buýt… vì không gian này được coi là một cái bẫy bức xạ và nó cũng làm cho sóng điện thoại yếu đi nhiều.
    - Nếu bạn sử dụng điện thoại di động như một chiếc đồng hồ báo thức, cố gắng giữ nó xa khỏi giường một chút. Khoảng cách sẽ giúp giảm một nửa nguy cơ nhiễm bức xạ điện từ.
    - Không cho trẻ em dùng điện thoại di động quá sớm. Hộp sọ của trẻ nhẹ hơn của người lớn nên bức xạ đến não dễ dàng hơn. Nếu việc trang bị di động cho con là cần thiết, nên khuyên trẻ chỉ dùng trong những trường hợp cần thiết và khẩn cấp.

    Tham khảo: PhoneArena

    >> Lộ diện chiếc smartphone giá rẻ Android One đầu tiên

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ